Trong cuộc sống ta bắt gặp rất nhiều lần nhắc đến tiền án, tiền sự. Vậy hiểu thế nào là tiền án, tiền sự cũng như người bị xử phạt hành chính có bị xem là có tiền án, tiền sự không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tiền án, tiền sự?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định cụ thể thế nào là tiền án, tiền sự. Tuy nhiên, có thể tham khảo trong Nghị quyết số 01 – HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán có nhắc đến khái niệm tiền án, tiền sự, cụ thể là:
– Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án.
– Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ không được coi là có tiền sự.
Do đó, thông qua quy định trên có thể hiểu:
– Tiền án là tình trạng của một người trước đó đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi hành vi vi phạm pháp luật của mình, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
– Tiền sự là tình trạng của một người bị xử lý kỷ luật, đã bị xử phạt hành chính, chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa đáp ứng điều kiện về thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
2. Bị xử phạt hành chính có bị xem là có tiền án, tiền sự không?
Xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là một cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ do cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra
Và như phân tích ở trên, tiền sự được đặt ra khi có hành vi vi phạm hành chính; còn tiền án được đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật và bị kết án hình sự.
Do vậy, xử phạt hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa đáp ứng điều kiện về thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính thì sẽ được coi là có tiền sự, chứ không phải là tiền án.
Ví dụ: hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Hành vi trộm cắp tài sản nhưng giá trị chưa đến 2 triệu đồng.
– Hành vi đánh bạc lần đầu chưa đến 5 triệu đồng.
3. Phân biệt giữa tiền án và tiền sự:
| Tiền án | Tiền sự |
Khái niệm | – Tiền án hay còn gọi là án tích được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người đã bị kết án và áp dụng hình phạt và chưa được xoá án tích. – Tiền án được đặt ra khi có phát sinh trách nhiệm hình sự. | – Tiền sự được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính. – Tiền sự được đặt ra khi có phát sinh trách nhiệm hành chính. |
Hậu quả pháp lý | – Trường hợp người phạm tội chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ được coi tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 53, điểm h Điều 52 – Bị xem xét là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Bởi trong một số điều luật của – Bên cạnh đó, người có tiền án có thể bị một số hạn chế về quyền lợi như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, … | – Trường hợp cá nhân mà tiếp tục vi phạm hành chính khi chưa được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính có thể được coi là tái phạm, và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (Khoản 5, Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 10 Luât xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020). – Đây được coi là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể trong một số điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. |
Trường hợp được xóa tiền án – tiền sự | – Người bị kết án được xóa tiền án theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 bao gồm: + Đương nhiên được xóa án tích. + Xóa án tích theo quyết định của Tòa án. + Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. – Thời hạn để xóa tiền án theo quy định sẽ dựa trên cơ sở mức hình phạt chính đã tuyên. | – Nếu trong thời hạn 06 tháng, tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành (Điều 7 Luât xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020). |
Hệ quả pháp lý khi được xóa tiền án – tiền sự | Sẽ được coi như chưa bị kết án. | Sẽ được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. |
4. Thời hạn để được xóa tiền án, tiền sự là bao nhiêu lâu?
Người phạm tội đã bị kết án, đã được xóa án tích thì sẽ được coi như là không có tiền án, chưa từng bị kết án.
4.1. Thời hạn xóa tiền sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7
– Bị xử phạt vi phạm hành chính là áp dụng biện pháp cảnh cáo: trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm.
– Thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm.
– Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm.
Bên cạnh đó, đối với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử ký hành chính như sau:
– 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm.
– 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm.
4.2. Thời hạn xóa án tích:
Xóa án tích theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, người được xóa án tích sẽ được coi như chưa bị kết án. Xóa án tích bao gồm:
* Đương nhiên được xóa án tích:
Theo quy định tại Điều 70
– Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự năm 2015.
– Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án. Cụ thể thời gian như sau:
+ Trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo: 01 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm: 02 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm: 03 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án: 05 năm.
* Xóa án tích theo quyết định của Tòa án:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng khi:
– Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của
– Trên cơ sở căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án thì Tòa án quyết định việc xóa án tích, kèm theo điều kiện thời hạn như sau:
+ Trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo: 01 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm: 03 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm: 05 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án: 07 năm.
* Xóa án tích trong các trường hợp đặc biệt.
Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Bộ luật hình sự 2015, áp dụng xóa án tích trong trường hợp đặc biệt áp dụng khi:
– Người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công.
– Nếu người bị kết án đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định theo khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật hình sự, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị thì trên cơ sở đó Tòa án sẽ quyết định việc xóa án tích.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13.