Hành vi cố ý gây thương tích hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và bằng nhiều công cụ phạm tội khác nhau. Vậy trong trường hợp bị người khác cầm gạch ném vỡ đầu thì vấn đề bồi thường được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bị người khác cầm gạch ném vỡ đầu bồi thường thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:
– Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác, người nào có hành vi xâm phạm đến uy tín, có hành vi xâm phạm đến tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại trên thực tế cho người đó thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
– Người gây ra thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nằm ngoài ý chí của con người, hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
– Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì những đối tượng được xác định là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản hợp pháp sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó thì có thể nói, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên. Như vậy, người nào có hành vi cầm gạch ném vỡ đầu người khác, gây thiệt hại cho người đó về sức khỏe, thậm chí là tính mạng, thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Như vậy, người có hành vi cầm gạch ném vỡ đầu người khác và gây ra thiệt hại cho người đó về sức khỏe và tính mạng, trong trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì người có hành vi gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này sẽ được tuân thủ theo sự thỏa thuận của các bên. Nếu như không thỏa thuận được thì sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Theo đó, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm có thể kể đến các chi phí sau:
– Chi phí hợp lý phục vụ cho quá trình cứu chữa, chi phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu như thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và thu nhập này không thể xác định đường vào thời điểm bồi thường thiệt hại thì sẽ áp dụng theo mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại trong thị trường lao động;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại đó mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc trên thực tế thì thiệt hại trong trường hợp này sẽ bao gồm cả chi phí hợp lý phục vụ cho hoạt động chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm ngoài các mức bồi thường thiệt hại sau khi phân tích nêu trên thì còn phải bù đắp tổn thất về tinh thần, tức là một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, nếu như không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm là không quá 50 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.
Theo đó thì có thể nói, người nào có hành vi cầm gạch ném vỡ đầu người khác và người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật theo như phân tích nêu trên. Mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu như các bên không thỏa thuận được thì sẽ bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này thì người bị thiệt hại hoàn toàn có thể thỏa thuận với gia đình của người gây ra thiệt hại về mức độ bồi thường. Nếu Như không thỏa thuận được và có xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thì bên bị thiệt hại hoàn toàn có thể dựa vào các quy định của pháp luật để nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình.
2. Mức xử phạt đối với hành vi cầm gạch ném vỡ đầu người khác:
Người nào có hành vi cầm gạch ném người khác bị thương nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hoàn toàn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đây được xác định là hành vi xâm phạm trật tự công cộng theo quy định của pháp luật về hành chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Theo đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Cố ý gây thương tích cho người khác hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tuy nhiên không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Gây rối trật tự công cộng có mang theo các loại vũ khí, có mang theo các loại công cụ hỗ trợ, các công cụ và đồ vật hoặc các phương tiện có khả năng gây sát thương cho người khác;
– Có hành vi quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ đối với các địa điểm cấm và các khu vực cấm liên quan đến quốc phòng an ninh của quốc gia;
– Có hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi, tuy nhiên không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Quấy rối và sàm sỡ tình dục trái quy định của pháp luật, khiêu dâm kích dục ở nơi công cộng;
– Thực hiện hoạt động thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng phải thử nghiệm các loại tàu bay và động cơ tàu bay, thử nghiệm các loại cánh và tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định của pháp luật có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
– Sử dụng các loại tàu bay không người lái hoặc sử dụng các phương tiện bay siêu nhẹ bánh hoặc thả từ trên không các loại vật hoặc các loại chất gây hại hoặc các loại vật dụng có chứa nguy cơ gây hại khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, hành vi cầm gạch ném người khác bị thương nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hoàn toàn có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Hành vi cầm gạch ném vỡ đầu người khác có phạm tội không?
Trước hết, tham khảo theo
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.