Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nhiều người dân nhẹ dạ cả tin nên đã bị các đối tượng phạm tội nắm bắt tâm lý để đưa ra những thủ đoạn gian dối nhầm chiếm đoạt tài sản. Vậy khi bị lừa đảo qua mạng thì cần làm những gì để lấy lại được tiền?
Mục lục bài viết
1. Bị lừa đảo qua mạng, cần làm những gì để lấy lại được tiền?
Hiện nay có thể nói, tình trạng lừa đảo qua mạng diễn ra ngày càng phổ biến với sự phát triển của công nghệ thông tin. Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì vấn đề bị lừa đảo qua mạng ngày càng nhiều và được thực hiện dưới nhiều chiêu trò khác nhau khiến người dân không thể lường trước được. Việc để tự mình có thể lấy lại được số tiền bị lừa là một điều khá khó khăn đối với người dân. Do vậy đối với trường hợp bị lừa tiền qua mạng xã hội thì người bị hại cần phải tiến hành hoạt động thông tin và trình báo về đối tượng lừa đảo cũng như thiệt hại của bản thân tụi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ và giải quyết theo trình tự pháp luật. Hay nói cách khác, khi bị lừa đảo qua mạng xã hội thì cần phải chú ý những vấn đề sau đây để lấy lại tiền:
Bước 1: Khi phát hiện mình đã bị lừa tiền qua mạng xã hội thì việc đầu tiên mà người bị hại cần phải thực hiện đó là thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động lừa đảo ví dụ như nội dung tin nhắn, số điện thoại của đối tượng lừa đảo, số tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản, Sao kê tài khoản ngân hàng để chứng minh số dư … từ đó làm bằng chứng và chứng cứ để tố giác với cơ quan chức năng.
Bước 2: Sau khi có đầy đủ chứng cứ về hiện tượng lừa đảo nêu trên thì người bị hại sẽ làm đơn tố giác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì hồ sơ tố giác tội phạm sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn trình báo công an theo mẫu do pháp luật quy định;
– Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân có công chứng của bị hại;
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh theo như phân tích ở trên ví dụ như video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội …
Bước 3: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nêu trên thì sẽ tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đi thì người bị hại cần phải mang theo giấy tờ tùy thân để nộp cho cơ quan tiếp nhận thông tin. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi xảy ra hiện tượng lừa đảo qua mạng có thể kể đến như sau:
– Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (thường được viết tắt là A05),
– Bộ Công an;
– Cục Cảnh sát hình sự (thường được viết tắt là C02) trực thuộc Bộ Công An;
– Cục An toàn thông tin (thường được viết tắt là AIS), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, đây là cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin;
– Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (thường được viết tắt là Bộ Tư lệnh 86), Bộ Quốc phòng Việt Nam;
– Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (thường được viết tắt là VNISA), số điện thoại: 024 62901028;
– Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng;
Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin (thường được viết tắt là AIS) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (thường được viết tắt là VNISA) chủ trì điều phối cùng 8 đơn vị sáng lập VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok và Cốc Cốc.
Ngoài ra, trong một số trường hợp lừa đảo cụ thể, có thể áp dụng hình thức xử lý như sau:
– Thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, thì hãy liên hệ ngay với ngân hàng của bạn để báo cáo hành vi lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch;
– Chuyển tiền ngân hàng, thì hãy tiến hành báo cáo với công ty chuyển khoản ngân hàng hoặc ngân hàng mà bạn đang sử dụng;
– Ứng dụng chuyển tiền, thì hãy tiến hành báo cáo với nhà cung cấp ứng dụng (người bán hoặc nhà phát triển, không phải cửa hàng ứng dụng);
– Nếu nếu bạn gửi qua thư hoặc chuyển phát, hãy liên hệ với bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát đã sử dụng để xem liệu họ có thể chặn gói hàng hay không;
– Chuyển khoản trái phép, tức là nếu một kẻ lừa đảo đã chuyển tiền mà không có sự chấp thuận của bạn, hãy báo ngay cho ngân hàng của bạn để yêu cầu đóng băng tài khoản và giao dịch của bạn.
2. Mức xử phạt đối với hành vi lừa đảo qua mạng:
Đối với quy định về mức xử phạt dành cho hành vi lừa đảo qua mạng thì tại Điều 15 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Trộm cắp tài sản trái quy định của pháp luật hoặc xâm phạm vào chỗ ở của người khác, xâm phạm kho bãi hoặc các địa điểm khác thuộc quyền quản lý của cá nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản trái phép;
– Công dân chiếm đoạt tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc đến thời điểm phải trả lại tài sản thông qua các giao dịch dân sự ví dụ như vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, tuy nhiên sau đó mặc dù có đủ điều kiện và có đủ khả năng để trả nhưng cố tình không trả;
– Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước hoặc tổ chức và doanh nghiệp.
Thứ hai, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện những hành vi sau đây;
– Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
– Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh đến một người khác đưa tiền và tài sản cho mình;
– Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ, mua bán nhà đất và các tài sản khác;
– Mua bán hoặc cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác khi biết rõ tài sản đó do hành vi vi phạm pháp luật mà có;
– Sử dụng hoặc mua bán, thế chấp hoặc cầm cố trái phép, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác;
– Cưỡng đoạt tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy đối với hành vi lừa đảo tiền qua mạng thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền lên tới 5.000.000 đồng (đối với cá nhân), và 10.000.000 đồng (đối với tổ chức).
3. Lừa đảo qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi lừa đảo qua mạng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 174 của
4. Một số khuyến cáo để tránh sập bẫy các thủ đoạn lừa đảo qua mạng:
Hiện nay tình trạng lừa đảo qua mạng diễn ra vô cùng phổ biến. Để tránh tình trạng bị lừa đảo qua mạng thì cần phải lưu ý một số điểm cơ bản sau:
– Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội;
– Luôn cảnh giác và đặt ra những câu hỏi xoay quanh sự việc bất kỳ;
– Tiết chế lòng tham với các khoản tiền tự nhiên mà có;
– Chủ động tìm hiểu các thông tin và các chiêu trò của các đối tượng lừa đảo, cập nhật những thông tin chiêu trò lừa đảo mới để nâng cao cảnh giác;
– Không chuyển tiền và không cung cấp thông tin cá nhân theo yêu cầu của người lạ, cài đặt bảo vệ tài khoản mạng xã hội bằng cách xác thực 02 lớp;
– Nếu như anh thấy tin nhắn từ người lạ về việc mượn tiền hoặc chuyển khoản thì cần phải gặp mặt trực tiếp hoặc gọi điện thoại để xác thực thông tin trước khi chuyển tiền;
– Cảnh giác khi làm quen và kết bạn qua mạng xã hội, tìm hiểu rõ nguồn gốc và hạn chế mua sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ;
– Kịp thời báo cáo cho cơ quan chức năng gần nhất để tiếp nhận và giải quyết nếu nghi ngờ đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.