Bị khởi kiện đòi nợ thì có bị kê biên tài sản để trả nợ không? Kê biên tài sản thi hành án.
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi làm ăn nhưng giờ vỡ nợ khoản gần 2 tỷ, nhà chỉ 5 công vườn trồng cây ăn quả do cha tôi đứng tên, con nhà ở thì ông nội để lại cho cha tôi, mấy chú, mấy bác cũng vậy không có giấy tờ . Trường có 1 trong số những người chủ nợ khoảng 180 triệu kiện ra tòa , nếu ra tòa có bị phát mãi tài sản không đất vườn tôi biết nếu phát mãi thì mất còn đất nhà có bị mất không ? Và khi 1 người kiện như vậy tòa giải quyết cho 1 người kiện hay những chủ nợ khác không kiện mẹ tôi nêu ra tòa có giải quyết không khi mẹ tôi hứa trả từ từ. Do già cả không có thu nhập gì nhiều nên chỉ có thể hứa mỗi năm chỉ trả khoảng 10 triệu từ thu nhập từ vườn. Trường hợp tôi có đứng ra mượn cho mẹ tôi 200 triệu nhưng khi lấy tiền giùm chủ nợ ký tên tôi có liên đới trách nhiệm gì không ? Nếu mẹ tôi nhận luôn trách nhiệm đó của chủ nợ này Toà có giải quyết không? ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, toàn bộ tài sản hình thành trong thời kì hôn nhân thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Đối với mảnh đất vườn trồng cây ăn quả do hai vợ chồng đóng góp tạo dựng lên trong thời kì hôn nhân thì mặc dù chỉ đứng tên người chồng thì vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Do đó, khi người vợ bị khởi kiện đòi tài sản vay nợ mà không có khả năng chi trả, khoản nợ là nợ riêng của người vợ thì mảnh đất này sẽ được đem ra định giá để xác định quyền sở hữu của người vợ đối với khối tài sản chung của vợ chồng để dùng vào việc trả nợ. Phần tài sản được xác định là của bố bạn thì sẽ không được dùng vào việc thi hành án.
Thứ hai, đối với tài sản là nhà do ông nội để lại cho gia đình bạn mà không có giấy tờ gì thì đây được xác định là tài sản thừa kế ông nội bạn, bố bạn là người được hưởng thừa kế. Do đó, ngôi nhà này là tài sản riêng của bố bạn và cũng không được sử dụng làm tài sản thực hiện việc trả nợ.
– Căn cứ Điều 88 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định về việc thực hiện việc kê biên như sau:
“Điều 88. Thực hiện việc kê biên
1. Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
2. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.”
Trường hợp mẹ bạn vay nợ, có nghĩa vụ trả nợ và bị khởi kiện ra Toà án, đồng thời có tài sản là bất động sản thuộc sở hữu thì có thể bị áp dụng hình thức kê biên tài sản để thực hiện thi hành án theo quy định tại Điều 88 Luật thi hành án dân sự năm 2008.
Khi có một cá nhân khởi kiện mẹ bạn vì vấn đề đến hạn trả nợ mà không có khả năng chi trả thì đó là tranh chấp dân sự giữa cá nhân mẹ bạn và cá nhân người khởi kiện. Những chủ nợ khác cũng có quyền khởi kiện mẹ bạn, tuy nhiên, không cùng tham gia vào vụ án này thì họ không phải là nguyên đơn khởi kiện.
Thứ ba, vấn đề bạn đứng ra vay tiền cho mẹ bạn và có ký tên trên giấy vay nợ thì đặt ra vấn đề có chứng minh được việc mẹ bạn uỷ quyền cho bạn vay tiền hay không, có hợp đồng uỷ quyền hay không, bên cho vay có biết việc bạn vay tiền hộ mẹ mình hay không. Nếu không chứng minh được những điều này thì bạn là người vay tiền, bạn phát sinh trách nhiệm phải trả nợ cho chủ nợ. Nếu đúng là bạn vay tiền hộ mẹ mình và chứng minh được việc này, đồng thời mẹ bạn thừa nhận và chịu trách nhiệm trả nợ thì bạn sẽ được xem xét công nhận việc đã thực hiện uỷ quyền vay tiền cho mẹ và không phát sinh trách nhiệm trả nợ.