Thời giờ làm việc đối với người lao động là một trong các nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của người dân bởi tình trạng ép tăng ca vẫn còn tồn tại trên thực tế. Vậy bị công ty bắt đi làm thêm giờ thì phải làm thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bị công ty bắt đi làm thêm giờ thì phải làm thế nào?
Hiện nay, cá nhân khi tham gia lao động thì chỉ làm trong thời gian theo đúng quy định của
– Thứ nhất, cá nhân là người lao động có thể khiếu nại:
+ Khiếu nại lần 1: Quyền khiếu nại của người lao động có thể thực hiện nếu bên công ty có chính thức văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào bắt ép người lao động phải thực hiện thời giờ làm thêm không có sự đồng ý của người lao động. Khiếu nại lần đầu sẽ được thực hiện tại công ty, doanh nghiệp. Đại diện người lao động soạn thảo đơn khiếu nại gửi lên ban quản lý doanh nghiệp thể hiện ý kiến, tìm hướng giải quyết phù hợp nhất;
+ khiếu nại lần 2: Nếu khiếu nại lần 1 không được tiếp nhận giải quyết khi đã hết thời hạn xử lý hoặc đã xử lý nhưng không được người lao động chấp thuận thì có thể tiếp tục làm đơn khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội. Trong quá trình xác minh thông tin nếu công ty vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể sẽ được trình bày tại mục 3 của bài viết.
– Thứ hai, có thể thực hiện đình công:
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục đình công trong trường hợp sau đây:
+ Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
+ Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Việc đình công phải được thực hiện theo đúng trình tự, không được tổ chức tự phát, và không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công.
2. Tiến hành đình công theo các bước nào để được pháp luật bảo hộ:
Căn cứ theo Điều 200, Điều 201 và Điều 202
Bước 01: Tiến hành lấy ý kiến về đình công
Hoạtđộng đình công trước khi diễn ra trên thực tế thì không thể bỏ qua giai đoạn tổ chức đại diện người lao động quy định tại Điều 198 của Bộ luật này lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
– Thể hiện rõ quan điểm là đồng ý hay không đồng ý đình công;
– Đề xuất ra được phương án của tổ chức đại diện người lao động áp dụng trên thực tế, các nội dung cần thể hiện:
+ Cần nêu lên được thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
+ Thể hiện được phạm vi tiến hành đình công;
+ Đồng thời cũng không thể thiếu nội dung yêu cầu của người lao động;
Lưu ý: Hình thức để lấy ý kiến vô cùng đa dạng,có thể: lấy ý kiến trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
Liên quan đến thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công thì tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày;
Khi tiến hành lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Nghiêm cấm hành vi của người sử dụng lao động là gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Bước 02: Ra quyết định đình công và thông báo đình công
– Thời điểm để ra quyết định đình công sẽ diễn ra khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này. Ra quyết định này sẽ được tổ chức đại diện người lao động thể hiện bằng văn bản. Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây thì mới hợp lệ:
+ Ghi nhận được kết quả lấy ý kiến đình công;
+ Cùng với đó phải có thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
+ Thể hiện được đầy đủ phạm vi tiến hành đình công;
+ Yêu cầu của người lao động cũng phải được trình bày trong quyết định;
+ Những thông tin như họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
– Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 03: Thực hiện đình công
Sau khi đã tiến hành các hoạt động nêu trên mà người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
3. Tổ chức làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP đã có những nội dung quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Hiện nya, mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Nếu nhận thấy người sử dụng lao động không bảo đảm cho người lao động thời gian để nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
+ Vi phạm trong việc thực hiện thông báo tại cơ quan có thảm quyền, theo đó nếu không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm sẽ bị áp dụng mức xử nêu trên;
– Mức phạt tiền sẽ tăng cao hơn từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu nhận thấy người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết;
– Đối với một trong các hành vi sau đây thì mức phạt tiền là từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng:
+ Nếu bắt buộc người lao động thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Cố tình hoặc gây chèn ép để tiến hành huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định;
– Đồng thời việc phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào hành vi này gây ảnh hưởng đến bao nhiêu người lao động, cụ thể:
+ Mức phạt được áp dụng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu gây ảnh hưởng quyền lợi từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động thì sẽ bị mức phạt dao động ừ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Về quy mô, số lượng người lao động lên tới 51 người đến 100 người lao động thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+ Trong trường hợp có hành vi vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; thì 40.000.000 đồng đến 60.000.000 là mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm;
+ Mức xử phạt hành chính cao nhất trong hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo quy định nêu trên thì cá nhân làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Còn đối với hành vi cùng tính chất nhưng do tổ chức thực hiện thì bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.