Bên nhận gia công có thể cung ứng toàn bộ nguyên liệu gia công không? Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công. Nghĩa vụ cung ứng nguyên liệu gia công.
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Một số vấn đề đặt ra là không phải là bên gia công mà là bên nhận gia công có thể cung ứng toàn bộ nguyên liệu gia công không? Luật Dương Gia tư vấn qua bài viết sau đây:
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng gia công và đối tượng của hợp đồng gia công
Điều 178. Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Hợp đồng gia công khá phổ biến trên thực tế. Điểm riêng biệt trong hợp đồng gia công là một bên chuyển giao nguyên vật liệu của mình cho bên kia để tiến hành công việc tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu ban đầu đó.
Như vậy, trong hợp đồng gia công, bên nhận gia công cũng phải thực hiện một công việc những kết quả công việc được thể hiện dưới dạng vật chất, đó là sản phẩm mới tạo ra. Hợp đồng gia công là hợp đồng có đền bù, tính đền bù thể hiện như: sau khi bện nhận gia công thực hiện xong công việc, sản phẩm đã hoàn thành, thì bên đặt gia công có trách nhiệm trả tiền thù lao cho bên nhận gia công. Khoản thù lao có thể bao gồm cả số tiền mua nguyên vật liệu nếu nguyên vật liệu là do bên nhận gia công cung cấp.
Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều khoản về đối tượng trong hợp đồng gia công là điều khoản cơ bản. Nếu các bên không thể hiện hoặc thể hiện không rõ ràng trong hợp đồng gia công về điều khoản này, thì hợp đồng chưa được xác lập.
2. Nghĩa vụ cung ứng nguyên liệu gia công
Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Như vậy, theo quy định trên thì bên nhận gia công có thể cung ứng toàn bộ nguyên liệu gia công. Sản phẩm là đối tượng của hợp đồng gia công được tạo ra theo ý muốn của bên thuê gia công, vì vậy, bên thuê gia công phải có mẫu sản phẩm để bên nhận gia công tạo ra sản phẩm theo đúng mẫu. Ngoài ra, bên nhận gia công phải tạo ra sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng, màu sắc đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
Trường hợp pháp luật có quy định về tiêu chuẩn của sản phẩm gia công thì bên nhận gia công phải tạo ra sản phẩm theo tiêu chuẩn đó. Ví dụ, hợp đồng gia công lắp ráp dây chuyền thiết bị máy móc kỹ thuật cao và mang tính chuyên môn sau, thì cần bảo đảm yếu tố kỹ thuật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền. Bên đặt gia công phải cung cấp nguyên vật liệu cho bên gia công theo đúng thỏa thuận về số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm. Nếu bên thuê gia công vi phạm nghĩa vụ này thì sản phẩm tạo ra sẽ không đúng với mẫu sản phẩm. Nếu có thỏa thuận bên nhận gia công sẽ cung cấp toàn bộ nguyên nhiên vật liệu để thực hiện toàn bộ quá trình gia công hàng hóa, có nghĩa là bao gồm cả cung cấp vật chính, vật phụ sẽ tạo ra sản phẩm đó.
3. Bên nhận gia công có thể cung ứng toàn bộ nguyên liệu gia công không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! hiện tại em đang thắc mắc một vấn đề. Công ty của e thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu nhưng hiện nay muốn làm thêm loại hình gia công. Nguyên phụ liệu để thực hiện hợp đồng gia công này bên em sẽ trực tiếp nhập khẩu để phục vụ sản xuất, tiền nguyên phụ liệu này sẽ được thanh toán lại trong giá gia công. Vậy luật sư cho em hỏi bên em có thể tự cung ứng toàn bộ nguyên phụ liệu cho hợp đồng gia công hay không? Có hoặc không thì nó quy định ở thông tư nghị định nào ạ? Mong luật sư giải đáp giùm em, em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Đối với thắc mắc của bạn về gia công trong thương mại, bạn tham khảo các quy định tại các văn bản sau:
– Mục 1 Chương VI
Tại
Điều 179. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điều 180. Hàng hóa gia công
1. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
2. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
>>>
Gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài được hướng dẫn bởi Chương V Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
1. Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này.
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo
2. Đối với bên nhận gia công:
a) Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
b) Được thuê thương nhân khác gia công.
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép, điều kiện.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc; thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.
Theo các quy định trên của pháp luật hiện hành, có thể thấy, hợp đồng gia công bao gồm các chủ thể: bên đặt gia công và bên nhận gia công, giá gia công được xác định của bên đặt gia công và bên nhận gia công và là một điều khoản trong hợp đồng gia công. Nếu trong trường hợp bên bạn tự nhập khẩu nguyên vật liệu về để sản xuất hàng hóa thì sẽ không phải là gia công hàng hóa theo hợp đồng gia công mà là hoạt động sản xuất hàng hóa.