Bất cập trong việc thực hiện giao kết hợp đồng theo "Bộ luật dân sự 2015". Một vài lưu ý khi giao kết hợp đồng dân sự.
1. Giao kết hợp đồng là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau về “giao kết hợp đồng dân sự”, trong các văn bản pháp luật của nước ta hiện nay, kể cả “Bộ luật dân sự 2015” cũng chưa có định nghĩa cụ thể về giao kết hợp đồng dân sự. Nhưng tổng hợp lại các quan điểm, ta có thể khái quát như sau:
“Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ dân sự”.
Kết quả cuối cùng của quá trình giao kết hợp đồng dân sự nói chung đều là thể hiện sự thỏa thuận, thống nhất ý chí để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong quan hệ hợp đồng.
Như vậy, bản chất của giao kết hợp đồng dân sự chính là quá trình bày tỏ ý chí của các bên chủ thể tham gia hoạt động nhằm thỏa thuận thống nhất hình thức và nội dung của hợp đồng.
Bản chất của giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận , trong đó, các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định. Việc giao kết hợp đồng dân sự cũng được xác lập trên cơ sở của sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên
2. Những bất cập của các quy định trong “Bộ luật dân sự 2015” về giao kết hợp đồng dân sự.
“Bộ luật dân sự 2015” ra đời đã mở rộng hơn về đối tượng điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng “Bộ luật dân sự 2015” trong những năm qua cho thấy những vướng mắc nhất định. Đặc biệt là các quy định về vấn đề giao kết hợp đồng dân sự.
Thứ nhất, Về nguyên tắc giao kết, những nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong chương II: Những nguyên tắc cơ bản của “Bộ luật dân sự 2015”. Việc pháp luật quy định như vậy đã dẫn tới mâu thuẫn vừa thừa vừa thiếu với nguyên tắc giao kết hợp đồng. Thừa vì, giao kết hợp đồng dân sự nằm trong phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự, bởi vậy đương nhiên hoạt động giao kết hợp đồng dân sự phải thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc của “Bộ luật dân sự 2015”. Mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng, đều bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc này. Thiếu vì, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, không những phải tuân theo nguyên tắc: tự do giao kết; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực – đã được nhắc trong Điều 389 mà còn phải tuân theo các nguyên tắc khác nữa, như nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự ( Điều 9), Nguyên tắc tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 10)
Thứ hai, về hình thức đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn bản: Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Khoản 4 Điều 404 “Bộ luật dân sự 2015” đã quy định:
“Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”.
Theo quy định này có thể hiểu là: Đề nghị giao kết là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức bằng văn bản bắt buộc phải có chữ ký của các bên được hay không? Trên thực tế, đối với những hợp đồng giao kết bằng văn bản thường phải có chữ ký (hoặc điểm chỉ) của các bên; Đối với chủ thể giao kết hợp đồng là tổ chức, pháp nhân thì đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự thường có chữ ký, có đóng dấu.
Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với hình thức văn bản có đầy đủ các nội dung của hợp đồng và nội dung của hợp đồng nhưng không có chữ ký, hoặc có chữ ký nhưng không đóng dấu đối với pháp nhân, hoặc không có chữ ký nhưng có điểm chỉ…thì có giá trị pháp lý ràng buộc các bên hay không cũng cần được quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh.
Thứ ba, bất cập trong quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự. Quy định chưa đảm bảo tính thống nhất. Khoản 1 Điều 397 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định: “ Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.”
Trong trường hợp
>>> Luật sư
Thứ tư, về quy định xác định thời điểm giao kết hợp đồng khi các bên ở các nước mà pháp luật theo các thuyết khác nhau. Ở các nước mà pháp luật theo các thuyết khác nhau, việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng là rất quan trọng, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Nhưng nếu các bên ở các quốc gia mà pháp luật lai có sự khác nhau về cách xác định thời điểm giao kết thì rất dễ phát sinh tranh chấp và cũng rất khó để giải quyết. Đây là vấn đề của tư pháp quốc tế mà “Bộ luật dân sự 2015” cũng cần có quy định rõ.