Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho liệu có biện pháp nào để tôi có thể được an toàn về tính mạng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gần đây tôi hay nhận được tin nhắn đe dọa đến tính mạng nhiều lần. Tôi rất lo lắng bởi vì trước đó, anh trai tôi cũng nhận được những tin nhắn cũng cùng nội dung đe dọa như thế và cùng một người làm. Sau đó anh trai bị bọn chúng đánh và bị thương tích hiện đang điều trị tại nhà. Anh trai tôi đã lên tố cáo với cơ quan công an về vấn đề này. Hiện tại, cơ quan vẫn đang tìm thủ phạm nhưng chưa tìm ra. Tôi sợ là trong quá trình đợi kết quả điều tra của cơ quan công an sẽ nguy hiểm cho tính mạng của tôi nên tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho liệu có biện pháp nào để tôi có thể được an toàn về tính mạng không?
Luật sư tư vấn:.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Sau khi bạn tố cáo với cơ quan công an về vấn đề của mình để tránh nguy cơ có thể dẫn đến sức khỏe hay tính mạng của mình bị xâm phạm bởi người có hành vi vi phạm thì bạn có thể yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình. Điều 35, Điều 39 Luật tố cáo 2011 và Khoản 3 Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định cụ thể như sau:
-Hình thức:
Gửi văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình hoặc người thân thích của mình.
-Biện pháp bảo vệ:
Khi người giải quyết tố cáo nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.
+ Bố trí nơi tạm lánh khi người tố cáo, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe;
+ Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người tố cáo và người thân thích của họ tại nơi cần thiết;
+Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo theo quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Trường hợp khẩn cấp:
Trong trường hợp khẩn cấp người tố cáo có thể gặp trực tiếp hoặc thông qua các hình thức thông tin khác để yêu cầu được bảo vệ ngay nhưng sau đó phải gửi văn bản yêu cầu chính thức đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
– Gia hạn thời hạn bảo vệ
Người tố cáo có quyền yêu cầu; yêu cầu bảo vệ lại
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục tố cáo người thực hiện hành vi hiếp dâm
– Tố cáo người có hành vi hủy hoại tài sản trên đất
– Chế định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi đơn tố cáo
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài
– Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Yến