Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Tố cáo người có hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tố cáo người có hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác
  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Luật gia Nguyễn Quốc Tiến
  • Luật gia Nguyễn Quốc Tiến
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tố cáo người có hành vi hủy hoại tài sản trên đất. Người bị hủy hoại tài sản có quyền làm đơn tố cáo tới công an để giải quyết không?

    Mục lục

    • 1 1. Trách nhiệm pháp lý khi đập phá, hủy hoại tài sản của người khác
    • 2 2. Giải quyết tranh chấp tài sản và hủy hoại tài sản
    • 3 3. Hủy hoại tài sản của người khác và bồi thường thiệt hại
    • 4 4. Hủy hoại tài sản bị xử lý như thế nào?
    • 5 5. Hủy hoại tường rào khi đang tranh chấp đất đai thì xử lý thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào Luật sư! Rạng sáng nay, có một đám thanh niên đến và tự tiện đốt tài sản trên đất của tôi. Vậy giờ tôi cần phải làm gì để giải quyết trường hợp này? Cảm ơn Luật sư!

    Luật sư tư vấn:

    Khoản 1 Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    Theo đó, nếu giá trị thiệt hại đối với việc hủy hoại tài sản này đủ cấu thành tội phạm, nhóm thanh niên này phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, tùy vào mức độ, tính chất hành vi vi phạm.

    Nếu mức độ thiệt hại không đủ cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hành chính theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    Xem thêm: Hành vi vi phạm pháp luật là gì? Áp dụng pháp luật khi có hành vi vi phạm pháp luật

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;

    Xem thêm: Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Ngoài ra, nhóm thanh niên này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật như sau:

    Khoản 1 Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

    Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Điều 605 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

    Xem thêm: Phát tán hình ảnh, clip của người khác lên mạng nhằm mục đích tố cáo

    1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    Như vậy, việc một nhóm thanh niên đốt tài sản trên đất của bạn là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản. Do đó, họ phải bồi thường thiệt hại tài sản cho bạn, mức bồi thường và hình thức bồi thường do các bên tự thỏa thuận với nhau thông qua giá trị thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

    to-cao-nguoi-co-hanh-vi-huy-hoai-tai-san-tren-dat

     Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

    Điều 608 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

    Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

    Xem thêm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân

    1. Tài sản bị mất;

    2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

    3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

    4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

    Căn cứ vào giá trị tài sản, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác để từ đó các bên thỏa thuận với nhau về việc bồi thường sao cho hợp lý và thỏa đáng.

    Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn tố cáo lên cơ quan công an cấp quận/huyện nơi xảy ra hành vi để yêu cầu họ điều tra và giải quyết vụ việc này cho bạn.

    1. Trách nhiệm pháp lý khi đập phá, hủy hoại tài sản của người khác

    Tóm tắt câu hỏi:

    Tôi có vay nợ một khoản nợ của người cùng phường, số lãi mà tôi phải trả tôi đã hoàn tất tuy nhiên vì số tiền tôi vay khá là lớn nên tôi chưa thể trả được. Tôi có hứa hẹn trước về việc trả số tiền còn lại là tiền vốn rồi, chưa đến thời hạn tôi hứa hẹn thì bên cho vay đã đến phá nhà tôi, lúc đó có mình con gái tôi ở nhà, tổng thiệt hại mà bên gia đình tôi phải chịu là hơn 45.000.000 đồng. Vậy luật sư cho tôi hỏi là tôi nợ nhưng bị đập phá vậy có được hay không ? Bên kia có phải chịu trách nhiệm gì không ? Tôi phải làm những gì, tôi xin cảm ơn!

    Xem thêm: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định của “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009

    “Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    Xem thêm: Quyền tố cáo hành vi sai phạm trong quá trình điều tra của cơ quan điều tra

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    Xem thêm: Tố cáo hàng xóm có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Cũng theo quy định tại Nghị định 167/2013/ NĐ – CP  nếu mức độ thiệt hại không lớn thì người này sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính như sau:

    “Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết khi có đơn tố cáo

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;

    Xem thêm: Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

    Đối với trường hợp của bạn, hai bên đã thỏa thuận lại thời điểm trả số nợ trên nhưng lại có hành vi đập phá nhà bạn gây thiệt hại trên 2.000.000 đồng vậy bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn tố cáo lên cơ quan công an cấp quận huyện nơi xảy ra hành vi để yêu cầu họ điều tra và giải quyết giúp bạn.

    2. Giải quyết tranh chấp tài sản và hủy hoại tài sản

    Tóm tắt câu hỏi:

    Đề nghị quý công ty tư vấn giúp tôi một số vấn đề liên quan tới tranh chấp quyền sử dụng đất và hủy hoại tài sản cụ thể như sau: Năm 2010 ông Nguyễn Văn Chiểu có mua 1 mảnh đất của ông Đinh Quang Sản hai bên chỉ có giấy biên nhận tiền và giao bìa đỏ mà chưa qua công chứng hay chứng thực tại UBND thị trấn. Đến năm 2011 ông Nguyễn Văn Chiểu Bán lại mảnh đất mang tên ông Đinh Quang Sản cho tôi (Tôi đã giao tiền và ông Chiểu giao lại bìa đỏ mang tên ông Đinh Quang Sản cho tôi vì tin tưởng lên tôi không viết giấy biên nhận tiền). Khi tôi đi làm thủ tục sang tên thì cán bộ địa chính nói phải có chữ ký của ông Sản mới được chuyển nhượng vì giấy tờ mang tên ông Sản. Sau đó tôi đã phải cầm hợp đồng lên tận nhà của ông Sản để lấy chữ ký (do sau khi bán nhà ông Sản đã chuyển lên thành phố Lào cai sinh sống cùng con trai do tuổi cao lên không thể về UBND thị trấn để ký giấy tờ được). Sau khi hợp đồng được chứng thực tôi mang lên bộ phận một cửa của huyện để làm thủ tục chuyển nhượng và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: BE 142172.Vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH00510, Do UBND huyện Bảo Thắng cấp ngày 11/11/2011; Cụ thể như sau: Thửa đất số: 160. Tờ bản đồ số: P3-23.Địa chỉ thửa đất: Thôn Phú Thịnh 2, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.Vì chủ gia đình cũ chỉ rào vườn bằng tre nứa và cây trúc do vậy ngay sau khi mua gia đình tôi đã chuẩn bị vật liệu và thuê thợ xây tường rào để đảm tài sản của gia đình, sau khi xây tường rào gia đình tôi luôn sử dụng ổn định và không tranh chấp với ai. Vào ngày 18/10/2015 sau khi đi kiểm tra tôi phát hiện thấy tường rào gia đình bị đập phá khoảng 3m. Khi hỏi hàng xóm và đội thợ xây gần đó tôi được biết tường rào bị đập phá do ông Nguyễn Công Chiểu. Ngay trong ngày tôi đã làm đơn gửi UBND TT Phố lu và Công an thị trấn để giải quyết thì ông Chiểu phô tô giấy tờ mua bán và biên nhận tiền của ông Đinh Quang Sản từ năm 2010. Ông Chiểu không thừa nhận việc đã bán đất cho tôi ( Với lý do không có giấy biên nhận tiền). Đồng thời ông nói rằng mình bị mất bìa đỏ và nói chữ ký trong hợp đồng của tôi là chữ ký khống không phải chữ ký do ông Đinh Quang Sản ký ( Trong thực tế thì ông Sản là người trực tiếp ký chứ không phải là tôi ký khống). Mặc dù trang trại nhà ông Chiểu ở phía sau nhà tôi thường xuyên qua lại do vậy nếu tôi không trả tiền thì làm sao ngay khi tôi xây dựng bờ rào sửa chữa lại nhà và ở ổn định tới nay mà ông Chiểu lại không nói gì.)Từ những uẩn khúc nêu trên tôi rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi về cách viết đơn, trình tự thủ tục giải quyết như thế nào. Và liệu tôi có bị mất mảnh đất trên không. Có được đền bù phần tài sản ( Bờ rào xây bị hỏng do ông Chiểu Phá) không. Đồng thời cũng cho tôi biết chi phí tư vấn và hình thức thanh toán như thế nào. Tôi xin trân thành cảm ơn.

    Luật sư tư vấn:

    Xem thêm: Tính hợp pháp của đơn tố cáo

    Như nội dung bạn trình bày:

    + Năm 2010 ông Nguyễn Văn Chiểu có mua 1 mảnh đất của ông Đinh Quang Sản hai bên chỉ có giấy biên nhận tiền và giao bìa đỏ mà chưa qua công chứng hay chứng thực tại UBND thị trấn

    + Đến năm 2011 ông Nguyễn Văn Chiểu Bán lại mảnh đất mang tên ông Đinh Quang Sản cho bạn

    + Bên bạn đã phải cầm hợp đồng lên tận nhà của ông Sản để lấy chữ ký và chứng thực hợp đồng.

    + Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH00510, Do UBND huyện Bảo Thắng cấp ngày 11/11/2011.

    = > Hiện tại đang có sự tranh chấp về quyền sử dụng đất và phá hủy tường rào.

    Thứ nhất: Xét tính pháp lý của giao dịch

    Ông chiểu là chủ sở hữu đất đai đã giao kết với ông sản để chuyển nhượng mảnh đất nhưng chưa có công chứng hoặc chứng thực => Không phát sinh việc chuyển nhượng. Bởi lẽ theo quy định của Luật đất đai 2013 việc chuyển nhượng đất đai phải được thiết lập bằng hợp đồng, phải được công chứng hoặc chứng thực. Mặt khác theo “Bộ luật dân sự 2015” việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có đăng ký phải là thời điểm đã đăng ký chuyển sở hữu.

    Xem thêm: Giải quyết tố cáo theo quy định hiện hành

    “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

    = > Do đó, bạn đã lên lấy chữ ký của bên ông Sản nhưng phải đảm bảo chứng thực là đúng, có cơ sở và quan trọng là đã được làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Thứ hai: Đập phá tường rào

    Nếu như xác định được mình là chủ sở hữu hợp pháp, ông Chiểu không có căn cứ để chứng minh đồng thời có hành vi đập phá tường rào nhà bạn thì ông Chiểu phải bồi thường, xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại lớn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Xem thêm: Phân biệt khiếu nại và tố cáo

    Căn cứ để xác định trách nhiệm bao gồm:

    + “Bộ luật dân sự 2015”

    + Nghị định 167/2013/NĐ – CP

    + “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009

    Đối với trách nhiệm bồi thường theo Điều 608 “Bộ luật dân sự 2015”

    Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

    1. Tài sản bị mất;

    2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

    Xem thêm: Tố cáo hành vi Đảng viên sinh con thứ ba

    3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

    4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

    Trách nhiệm hành chính sẽ bị áp dụng theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ – CP

    “2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    Xem thêm: Tố cáo hành vi bạo lực gia đình

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”

    Nếu thiệt hại được xác định có giá trị trên 2.000.000 đồng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 143, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về “tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” như sau:

    “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm”.

    = > Để giải quyết vấn đề này, trước tiên yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân xã phường, nếu hòa giải không thành một trong các bên sẽ khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết. Đối với trường hợp hủy hoại tài sản có thể tố cáo lên cơ quan công an nhưng phải đảm bảo đủ bằng chứng chứng cứ để có thể giải quyết.

    3. Hủy hoại tài sản của người khác và bồi thường thiệt hại

    Tóm tắt câu hỏi:

    Cô Sim có 1 con bò nghé bị nhà ông Năm (bên cạnh nhà) đập chết. Không nhìn thấy người ta đập bò nghé, nhưng con bò nghé chết bên vườn nhà họ, có 1 người hàng xóm nhìn thấy con của ông Năm bồng con nghé ra ngoài. Gia đình ông Năm không nhận đập con nghé, nhưng nói hỗ trợ gia đình cô Sim 3 triệu đồng. Sau khi giải quyết ở công an xã thì nói không hỗ trợ nữa. Công an xã giải quyết là không đủ bằng chứng nên không buộc tội gì nhà ông Năm được. Vậy trong trường hợp trên thì nhà cô Sim phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình. Mong công ty Luật Dương Gia giải đáp giùm tôi. Xin chân thành cảm ơn

    Luật sư tư vấn:

    Xem thêm: Lựa chọn hình thức nộp đơn tố cáo

    Thứ nhất, ông Năm có phạm tội không ?

    Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:

    “Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    Xem thêm: Thẩm quyền xử lý đơn tố cáo viên chức

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    Xem thêm: Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Như vậy, trên những thông tin mà bạn cung cấp, ông Năm có thể đã có hành vi hủy hoại tài sản người khác, đồng thời chưa xác định được mức độ thiệt hại là bao nhiêu (giá trị của con nghé) nên chúng tôi chưa thể kết luận rằng hành vi trên nếu xảy ra đã đủ yếu tố cấu thành Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hay chưa? Tuy nhiên, công dân có thể tố giác với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức về hành vi của 1 người mà họ cho rằng đó là tội phạm và để đảm quyền lợi hợp pháp của mình thì cô Sim hoàn toàn có thể đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án để tố giác hành vi của ông Năm. Sau khi xác định có hành vi có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khởi tố và giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Thứ hai, về bồi thường thiệt hại

    Nếu về thực tế ông Năm có hành vi gây thiệt hại về tài sản (giết ghé của cô Sim) thì ông Năm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cô Sim. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì ông Năm phải bồi thường các khoản sau:

    – Giá trị tài sản bị huỷ hoại (giá trị thực thế của con nghé) ;

    – Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản (nếu có);

    Xem thêm: Tố cáo hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người khác

    Nếu sau khi tố giác tội phạm mà cơ quan có thẩm quyền xác định có hành vi hủy hoại tài sản và hành vi này là hành vi phạm tội thì việc giải quyết bồi thường thiệt hại sẽ được tiến hành cùng với quá trình giải quyết vụ án hình sự.

    Nếu cơ quan có thẩm quyền xác định không có hành vi phạm tội hoặc có hành vi trên thực thế nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, đồng thời cô Sim vẫn cho rằng ông Năm đã có hành vi gây thiệt hại cho mình và có căn cứ chứng minh điều đó thì cô Sim có thể khởi kiện ra Tòa án đển bảo về quyền lợi hợp pháp của mình.

    4. Hủy hoại tài sản bị xử lý như thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Nhà tôi đang có tranh chấp đất đai: Chúng tôi đang sử dụng 50m2 đất nông nghiệp, trong đó có 2m2 đất Nhà nước đã thu hồi tuy nhiên chúng tôi vẫn tái sử dụng, việc này đã xin phép cơ quan có thẩm quyền. Năm ngoái nhà hàng xóm đã có hành vi phá hoại tài sản nhà tôi, UBND đã xuống lập biên bản. Tháng trước họ lại sang nhà tôi phá toàn bộ cây chuối, hoa màu hiện có trên đất. Tôi phải giải quyết tranh chấp này như thế nào?

    Luật sư tư vấn:

    Để xử lý hành vi của phía hàng xóm đối với gia đình bạn, bạn cần xác định được giá trị tài sản bị hủy hoại là bao nhiêu.

    *Nếu giá trị tài sản bị hủy hoại có giá trị dưới 2 triệu đồng: Căn cứ Điều 608 “Bộ luật dân sự 2015”: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

    “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

    1. Tài sản bị mất;

    2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

    3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

    4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”

    Như vậy, nhà hàng xóm có nghĩa vụ bồi thường cho chị giá trị tài sản trên đất.

    *Ngoài ra, căn cứ Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

    “1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Nếu giá trị tài sản từ 2 triệu đồng trở lên hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung 2009).

    5. Hủy hoại tường rào khi đang tranh chấp đất đai thì xử lý thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Tôi và gia đình kia có chung đường đi. Họ lấn chiếm hết đường đi và lấn chiếm đất của tôi 64m2. Tôi làm hàng rào trụ cột bêtong rào kẽm gai và bị đập phá vào ban đêm ( tôi không bắt được tận tay cũng không có chứng cứ gì). Trường hợp của tôi phải xử như thế nào. Tôi biết chắc ngoài người đang tranh chấp đất với tôi thì không có ai khác đập phá tài sản của tôi. Xin luật sư tư vấn dùm. Cảm ơn.?

    Luật sư tư vấn:

    Thứ nhất, về hành vi lấn chiếm lối đi chung.

    Theo “Bộ luật dân sự 2015” tại Điều 273 có quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:

    “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.”

    Theo thông tin bạn cung cấp giữa hai nhà đã có một lối đi chung, trong trường hợp lối đi này thuộc vào diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người hàng xóm thì bạn vẫn được quyền sử dụng để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi và các nhu cầu khác một cách hợp lý nếu hia bên không có thỏa thuận khác. Căn cứ Điều 275 “Bộ luật dân sự 2015” quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:

    “1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

    3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

    Trong trường hợp lối đi này thuộc diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn hay không được cấp giấy chứng nhận thì bạn đương nhiên có quyền sử dụng lối đi này để phục vụ nhu cầu thiết yếu của mình. Với hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định mức phạt:

     “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.” 

    Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, do vậy bạn có thể tố cáo hành vi lấn chiếm, gây cản trở lối đi chung của người vi phạm lên chủ tịch UBND cấp xã để được giải quyết và yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi trên.

    Thứ hai, về hành vi lấn chiếm đất. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 thì:

    Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

    2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

    3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

    4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

    5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

    6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

    8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

    9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Người có hành vi này sẽ phải chịu chế tài xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP :

    Điều 10. Lấn, chiếm đất

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

    Trong trường hợp này để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn cũng nên tố cáo hành vi của người vi phạm lên chủ tịch UBND cấp xã để được giải quyết.

    Thứ ba, về hành vi đập phá công trình xây dựng.

    Đầu tiên, về việc xây dựng hàng rào trụ cột bê tông kẽm gai của bạn cần phải đảm bảo là đúng theo quy định của pháp luật về xây dựng, hàng rào đó có được phép xây dựng đúng với mục đích đất hay không, có nằm trong trường hợp phải xin cấp phép xây dựng hay không,..Nếu vi phạm một trong số những quy định này bạn có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý xây dựng công trình của mình theo Luật đất đai 2013 và Luật xây dựng 2014. Theo quy định tại Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì:

    Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

    1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

    a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

    b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

    c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

    d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

    đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

    e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

    h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

    i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

    k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

    l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

    3. Giấy phép xây dựng gồm:

    a) Giấy phép xây dựng mới;

    b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

    c) Giấy phép di dời công trình.

    4. Công trình cấp đặc biệt và cấp I được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật này.

    5. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Huy-hoai-tuong-rao-khi-dang-tranh-chap-dat-dai-thi-xu-ly-the-nao

    Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua tổng đài:1900.6568

    Đối với hành vi đập phá công trình xây dựng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và tính nguy hiểm, nghiêm trọng của hành vi mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm:

    Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

    “1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Nếu mức độ thiệt hại không đủ cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hành chính theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Do vậy để được bảo vệ lợi ích của mình và truy cứu trách nhiệm của người có hành vi vi phạm cùng nghĩa vụ bồi thường của người đó, bạn có thể tố giác hành vi này với cơ quan điều tra, tuy vậy việc bạn xác định người đang có tranh chấp với mình là người thực hiện hành vi là không có căn cứ, không có bằng chứng cụ thể, chính xác, do vậy nếu tùy tiện tố giác đích danh người kia đã có hành vi đập pháp, làm hư hỏng tài sản của mình mà không có căn cứ chứng minh, bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015”.

    Bài viết được thực hiện bởi nguyenquoctien

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 926 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Quyền tố cáo của cá nhân có được ủy quyền cho người khác không?
    - Trách nhiệm bảo vệ người tố cáo của các cơ quan, tổ chức
    - Thủ tục kiện đánh người gây thương tích? Tố cáo hành vi đánh người?
    - Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo ngắn gọn và chuẩn nhất
    - Tố cáo cô vì có lời lẽ xúc phạm cháu
    - Tố cáo hành vi xúc phạm danh sự nhân phẩm anh em trong gia đình
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Giải quyết tranh chấp tài sản

    Hủy hoại tài sản

    Tố cáo

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Tố cáo hành vi đánh người? Xử lý hành vi đánh người gây thương tích?

    Tố cáo hành vi đánh người có tổ chức. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh người.

    Đánh người phá hoại tài sản, đập phá tài sản bị xử lý thế nào?

    Xử lý hành vi khi say rượu hủy hoại tài sản của người khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hủy hoại tài sản.

    Tố cáo hành vi vu khống gây ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm

    Tố cáo hành vi vu khống người khác làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm. Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm.

    Xử phạt về kinh doanh hàng giả? Tố cáo bán hàng kém chất lượng?

    Xử phạt về kinh doanh hàng giả được quy định tại Điều 18 Nghị định 175/2004/NĐ-CP

    Thủ tục trình báo, tố cáo ra cơ quan công an khi bị mất tài sản

    Thủ tục trình báo cơ quan công an khi bị mất tài sản. Đã mất 04 ngày có trình báo được không?

    Tố cáo người có hành vi cho vay nặng lãi? Luật cho vay nặng lãi?

    Tố cáo người có hành vi cho vay nặng lãi. Trách nhiệm hình sự tội cho vay nặng lãi.

    Cách tố cáo người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Ở đâu?

    Tư vấn tố cáo người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trách nhiệm của bên vay trong hợp đồng vay tài sản.

    Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Luật kiện lừa đảo qua mạng?

    Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi lừa tiền mua hàng qua mạng. Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Tố cáo hành vi lừa đảo?

    Xử lý hành vi lợi dụng tình cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa tình lấy tiền chiếm đoạt tài sản người khác và các hình thức xử phạt

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Hàng mẫu là gì? Quy định về hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu

    Hàng mẫu là gì? Quy định về hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu? Hàng mẫu là hình thức khuyến mại, theo đó, thương nhận đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng sử dụng không phải trả tiền.

    Hạn chế tín dụng là gì? Các hạn chế tín dụng về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

    Hạn chế tín dụng là gì? Các hạn chế tín dụng về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng? Những hạn chế tín dụng về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng được thể hiện đó là: Những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay.

    Hạn mức bảo lãnh là gì? Phạm vi giới hạn và chủ thể bảo lãnh ngân hàng

    Phạm vi bảo lãnh được hiểu là giới hạn của nghĩa vụ tài sản mà bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện thay cho khách hàng đối với bên có quyền...

    Hủy bỏ hợp đồng là gì? Khác nhau giữa đơn phương chấm dứt với hủy bỏ hợp đồng

    Sự khác nhau giữa hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng. Phân biệt giữa hủy bỏ và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

    Giá thành là gì? Hướng dẫn các phương pháp tính giá thành sản phẩm?

    Giá thành là gì? Hướng dẫn các phương pháp tính giá thành sản phẩm? Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp trực tiếp, phương pháp loại trừ sản phẩm phụ, phương pháp theo đơn đặt hàng, phương pháp hệ số,... Ý nghĩa của giá thành sản phẩm.

    Hành vi vi phạm pháp luật là gì? Áp dụng pháp luật khi có hành vi vi phạm pháp luật

    Áp dụng pháp luật khi có hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm bồi thường do con chưa thành niên gây ra.

    Nhân phẩm là gì? Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ như thế nào?

    Nhân phẩm là gì? Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ như thế nào? Danh dự là gì? Vai trò của danh dự đối với con người. Vai trò của nhân phẩm đối với con người.

    Gia đình là gì? Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình

    Gia đình là gì? Các chức năng cơ bản của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

    Quyền đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    Quyền đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

    Nơi cư trú của quân nhân là gì? Quy định về cư trú, hộ khẩu thường trú của quân nhân?

    Nơi cư trú của quân nhân là gì? Quy định về cư trú, hộ khẩu thường trú của quân nhân? Quân nhân có được cùng lúc có hai sổ hộ khẩu không? Hồ sơ đăng ký thường trú cho quân nhân ngoài doanh trại.

    Nơi cư trú của cá nhân là gì? Ý nghĩa và cách xác định nơi cư trú của cá nhân?

    Nơi cư trú của cá nhân là gì? Ý nghĩa và cách xác định nơi cư trú của cá nhân? Nơi cư trú của một số đối tượng đặc biệt. Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú của cá nhân.

    Giám hộ cử là gì? Quy định về cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi?

    Giám hộ cử là gì? Quy định về cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi? Ai là người giám hộ cho người chưa thành niên? Quy định về việc Giám sát việc giám hộ.

    Người giám hộ là gì? Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ?

    Người giám hộ là gì? Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ? Các trường hợp giám hộ: Giám hộ đương nhiên, giám hộ được cử (Giám hộ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, Giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi).

    Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? Quy trình xử phạt vi phạm hành chính?

    Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? Khái niệm quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Decision to sanction administrative violations) là gì? Quy trình xử phạt vi phạm hành chính? Trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

    Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm, vai trò và hiệu lực của điều ước quốc tế?

    Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm, vai trò và hiệu lực của điều ước quốc tế? Các đặc điểm cơ bản của điều ước quốc tế. Vai trò của điều ước quốc tế, hiệu lực của điều ước quốc tế.

    Thẩm phán cao cấp là gì? Điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp?

    Thẩm phán cao cấp là gì? Điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp? Tiêu chuẩn lựa chọn Thẩm phán cao cấp. Thẩm phán cao cấp có thể được miễn nhiệm khi nào?

    Địa điểm kinh doanh là gì? Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh?

    Địa điểm kinh doanh là gì? Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh? Chi nhánh là gì? Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. So sánh giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh. Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

    Cơ chế là gì? Bàn về một số khái niệm các loại cơ chế?

    Cơ chế là gì? Bàn về một số khái niệm các loại cơ chế? khái niệm về “cơ chế kinh tế”, “cơ chế thị trường”, “cơ chế lập luận”, “cơ chế điều chỉnh pháp luật”, “cơ chế tâm lý” v.v.. Những ảnh hưởng khi không xây dựng cơ chế rõ ràng.

    Đất khu công nghiệp là gì? Quy định về sử dụng đất trong khu công nghiệp?

    Đất khu công nghiệp là gì? Quy định về sử dụng đất trong khu công nghiệp? Thuê đất trong khu công nghiệp có chuyển nhượng được không? Thủ tục thuê đất trong khu công nghiệp.

    Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

    Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài. Để được liên kết tổ chức đào tạo với các tổ chức đào tạo nước ngoài cần phải có điều kiện gì?

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Tố cáo hành vi đánh người? Xử lý hành vi đánh người gây thương tích?
    09/02/2021
    Tố cáo người có hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác
    09/02/2021
    Đánh người phá hoại tài sản, đập phá tài sản bị xử lý thế nào?
    09/02/2021
    Tố cáo hành vi vu khống gây ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm
    09/02/2021
    Xử phạt về kinh doanh hàng giả? Tố cáo bán hàng kém chất lượng?
    10/02/2021
    Thủ tục trình báo, tố cáo ra cơ quan công an khi bị mất tài sản
    09/02/2021
    Tố cáo người có hành vi cho vay nặng lãi? Luật cho vay nặng lãi?
    09/02/2021
    Cách tố cáo người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Ở đâu?
    09/02/2021
    Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Luật kiện lừa đảo qua mạng?
    09/02/2021
    Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Tố cáo hành vi lừa đảo?
    09/02/2021