Điều 138 "Bộ luật dân sự 2015" quy định trường hợp giao dịch dân sự bị Tòa án tuyên bố vô hiệu như sau:
Điều 138 “Bộ luật dân sự 2015” quy định trường hợp giao dịch dân sự bị
Nếu tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu và chủ sở hữu được nhận lại tài sản của mình, trừ hai trường hợp:
(1) Người thứ ba nhận được tài sản thông qua bán đấu giá;
(2) Người thứ ba giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Điều 148 Dự thảo “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“2. Trường hợp đối tượng của giao dịch dân sự là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà tài ợc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba thì giao dịch này bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
Có thể thấy rằng quy định mới tại dự thảo Bộ luật Dân sự bảo đảm tốt hơn, công bằng hơn cho người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự. Thực tế có rất nhiều trường hợp người thứ ba ngay tình sau khi thực hiện giao dịch đã làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, thậm chí đã đứng tên tài sản, có những trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhưng sau đó giao dịch lại bị tuyên bố vô hiệu, phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Rõ ràng trong những trường hợp như thế này, người thứ ba ngay tình hoàn toàn không được bảo vệ.
Hơn nữa, “Bộ luật dân sự năm 2015” (Điều 168, Điều 439, Điều 692), Luật đất đai năm 2013 (khoản 3 Điều 188) quy định thời điểm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu đối với bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu được tính từ thời điểm đăng ký. Dự thảo Bộ luật tại khoản 3 Điều 182 về cơ bản kế thừa quy định của Bộ luật dân sự hiện hành và phù hợp với quy định của Luật đất đai năm 2013. Do đó, việc quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là phù hợp với nguyên tắc đăng ký bất động sản hiện nay, bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự.
>>> Luật sư
Mặc dù dự thảo quy định bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba ngay tình hơn nhưng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản là đối tượng giao dịch vẫn được đảm bảo bằng việc quy định rằng có những giao dịch sẽ vô hiệu nếu người thứ ba biết hoặc buộc phải biết tài sản là đối tượng của giao dịch đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp hoặc ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Mặt khác, việc quy định giao dịch bị vô hiệu trong trường hợp đối tượng của giao dịch dân sự là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà tài sản đó chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba sẽ góp phần thay đổi nhận thức của người dân đối với việc đăng ký tài sản, đồng thời góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ làm công tác đăng ký tài sản.