Quy định về bảo lãnh phương tiện vi phạm giao thông bị tạm giữ? Các trường hợp được phép bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm hành chính? Thủ tục bảo lãnh phương tiện vi phạm?
Khi người tham gia giao thông vi phạm giao thông sẽ bị tạm giữ phương tiện giao thông khi cảnh sát giao thông để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt, hoặc ở trong trường hợp cần tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt hành chính.
Văn bản pháp lý:
Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Nghị định 31/2020/NĐ-CP bổ sung một số điều của nghị định 115/2013/NĐ-CP.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
- 2 2. Quy định về việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
- 3 3. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
- 4 4. Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
1. Quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Cơ quan chức năng có thẩm quyền có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
Thứ nhất trong trường hợp cần xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
Thứ hai để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
Thứ ba cần để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 của luật xử lý vi phạm hành chính về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
2. Quy định về việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu theo thủ tục hành chính được quy định kể từ tháng 5 năm 2020 thì tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bảo lãnh giữ, bảo quản như sau:
Cá nhân vi phạm giao thông bị tạm giữ phương tiện muốn bảo lãnh phương phải có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú rõ ràng và còn thời hạn hoặc cá nhân vi phạm cũng có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang làm việc hoặc công tác.
Đối với các tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra thì các tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện thì mới được bảo lãnh giữ bảo quản phương tiện giao thông.Tổ chức, cá nhân vi phạm phải đảm bảo có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
Theo Nghị định 115/2013/NĐ-CP có quy định về Những trường hợp không được phép đặt tiền bảo lãnh bao gồm:
Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự.
Phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm.
Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông.
Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa.Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
3. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Trường hợp được đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính .Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.
Thủ tục và mức tiền đặt bảo lãnh:
a) Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.
Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.
Việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông trong trường hợp đặt tiền bảo lãnh thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 Nghị định này.
Các trường hợp không được đặt tiền bảo lãnh:
a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
b) Phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
d) Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
đ) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
4. Trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
Theo Nghị định 31/2020/ NĐ-CP quy định về việc trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho các tổ chức, cá nhân vi phạm được giữ bảo quan như sau:
Các tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện.
Cá nhân vi phạm khi gửi đơn phải gửi kèm theo bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi đóng trụ sở hoạt động của tổ chức đó.Trường hợp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân thì cá nhân vi phạm cung cấp số định danh của mình cho cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ khi gửi đơn đề nghị.
Trong thời hạn không quá 02 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm từ khi ra quyết định tạm giữ cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải
Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết.
Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định tại khoản 4 Điều này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ. Các tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm đưa phương tiện về nơi tạm giữ theo quy định.
Trường hợp không thể tự đưa phương tiện về nơi tạm giữ hoặc không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện tổ chức việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu chi phí cho việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ.Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP được áp dụng từ ngay 1/5/2020 thì các chủ phương tiện vi phạm hành chính được quyền bảo lãnh phương tiện của mình để về nhà tự bảo quản. Điều này là góp phần giảm tải cho các bãi xe. Tuy nhiên theo các chủ phương tiện vi phạm với những quy định và thủ tục hiện này thì không ai mặn mà với quy định này do trình tự thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian và cũng không khả thi cho lắm khi thủ tục này chủ phương tiện vi phạm hành chính khi đi làm thủ tục ra công an phường sau đó tiếp tục đến kho bạc nhà nước dẫn đến Nghị định 31/2020/NĐ-CP trên lý thuyết thì có lợi cho người dân nhưng trên thực tế thì cần nên rút ngắn thủ tục lại.