Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp có tên dịch sang tiếng Anh là gì? Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Có mất không?
Hiện nay, đa phần người lao động tham gia vào thị trường lao động thì đa phần đều thực hiện việc đóng bảo hiểm theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội này thì một trong những băn khoăn mà nhiều người lao động đặt ra khi đã chấm dứt
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Người lao động được hưởng hiểm thất nghiệp khi nào?
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), còn được gọi là trợ cấp thất nghiệp, là một loại bảo hiểm do nhà nước cung cấp, trả tiền hàng tháng cho các cá nhân khi họ bị mất việc làm và đáp ứng các yêu cầu về điều kiện nhất định. Những người nghỉ việc hoặc bị sa thải vì lý do chính đáng thì không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nói cách khác, một người nào đó bị tách khỏi công việc của họ do không có việc làm sẵn có và không do lỗi của họ thường đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp.
Đối với việc mà người lao động đã đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sau đó vì một số trường hợp phát sinh như chưa hưởng xong trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới hay người lao động chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, mà thời gian chưa hưởng đó sẽ được tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo thì được biết đến là việc cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Các quyền lợi theo bảo hiểm thất nghiệp, còn được gọi là bồi thường thất nghiệp.
Bạn không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp nếu bạn nghỉ việc hoặc bị sa thải có lý do.
Bảo hiểm thất nghiệp cung cấp trợ cấp tiền mặt cho những người lao động thất nghiệp tích cực tìm kiếm việc làm. Việc bồi thường cho những người lao động đủ điều kiện, thất nghiệp được thông theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Một người thất nghiệp phải đáp ứng hai yêu cầu chính để đủ điều kiện nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Một cá nhân thất nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định, cụ thể: Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, lý do người lao động nghỉ việc. Nhà nước cũng phải xác định rằng những người đủ điều kiện bị thất nghiệp không phải do lỗi của họ (Ví dụ như: Tự ý nghỉ ngang không báo trước công ty, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải,…). Một người có thể nộp đơn yêu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng hai yêu cầu này.
Các cá nhân nộp đơn yêu cầu bồi thường tại tiểu bang nơi họ đã làm việc. Người tham gia có thể nộp đơn yêu cầu qua điện thoại hoặc trên trang web của cơ quan bảo hiểm thất nghiệp của tiểu bang. Sau lần nộp đơn đầu tiên, thường mất từ hai đến ba tuần để xử lý và phê duyệt yêu cầu.
Sau khi phê duyệt yêu cầu, người tham gia phải nộp báo cáo hàng tuần hoặc hai tuần một lần để kiểm tra hoặc xác nhận tình hình việc làm của họ. Báo cáo phải được gửi để vẫn đủ điều kiện để được thanh toán quyền lợi. Một công nhân thất nghiệp không thể từ chối công việc trong suốt một tuần, và trong mỗi yêu cầu hàng tuần hoặc hai tuần một lần, họ phải báo cáo bất kỳ khoản thu nhập nào mà họ kiếm được từ các hợp đồng làm việc tự do hoặc tư vấn.
2. Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp có tên dịch sang tiếng Anh là gì?
Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp có tên dịch sang tiếng Anh là: “Accumulation of unemployment insurance”.
3. Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Có mất không?
Một trong những chiếc phao cứu sinh đối với rất nhiều người lao động bị mất việc sau khi những người lao động này tham gia vào thị trường lao động đó được xác định chính là trợ cấp thất nghiệp. Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định tỷ lệ thuận với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Do đó, theo như quy định thì đối với người lao động đã đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Trên cơ sở quy định tại Điều 45,
“Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt
Như vậy, thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp người lao động được phép cộng dồn theo quy định hiện hành. Thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp được tính bằng tổng thời gian người lao động chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời thì theo như quy định này đối với việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được bảo lưu thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo. Quy định này đã trả lời cho câu hỏi mà tác giả đã nêu ra ở đầu bài đó chính là bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Có mất không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 45, Luật Việc làm 2013 thì trường hợp người lao động không lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp vẫn được coi là chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp do đó thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp này vẫn được bảo lưu cộng dồn để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện.
Đồng thời, theo như quy định của pháp luật này thì người lao động đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo quy định như trên cho dù người lao động đã hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trước đó thì bạn vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần tiếp theo như quy định. Tuy nhiên, thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính cho lần hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo sẽ không tính những năm người lao động đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước đó mà sẽ tính lại từ đầu.
Như đã nhận định ở trên thì từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ được cộng dồn. Bởi vậy, dù đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục do chuyển nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thời gian mà mình đã tham gia nếu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng sẽ được cộng dồn để tính cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 18
Bên cạnh đó căn cứ Khoản 2, Điều 45, Luật Việc làm 2013 quy định:
“2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Như vậy, theo như quy định nêu ra ở trên thì thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghệp đã tính để nhận tiền không được cộng dồn sau khi lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu trừ các trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trong các trường hợp sau đây:
– Tìm được việc làm;
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tòa án tuyên bố mất tích;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, thời gian tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước đó được cộng dồn để tính vào thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo đối với một số trường hợp đặc biệt khi dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc này đucợ hiểu là tổng thời gian mà đã đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục, liên tục được cộng dồn tính từ lúc bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp đến lúc người lao động thực hiện chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.