Hiện nay bảo hiểm tai nạn hành khách được nhiều người quan tâm, đây là một vấn đề cần thiết đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách để hạn chế những tổn thất khi có tai nạn xảy ra. Vậy cùng tìm hiểu về Bảo hiểm tai nạn hành khách.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm tai nạn hành khách là gì?
Bảo hiểm tai nạn hành khách được hiểu là loại bảo hiểm dân sự tự nguyện, gói bảo hiểm này nhằm mục đích để đảm bảo quyền lợi về sức khỏe và đảm bảo tính mạng và tài sản của hành khách khi di chuyển trên các phương tiện vận tải công cộng được cho phép hoạt động kinh doanh của nhà nước về vận tải hành khách.
2. Đặc điểm của bảo hiểm tai nạn hành khách:
Mục đích của bảo hiểm tai nạn hành khách đó là góp phần ổn định cuộc sống của bản thân hành khách không may bị tai nạn và gia đình họ và từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn khắc phục hậu quả tai nạn kịp thời, nhanh chóng. Xét trên phạm vi xã hội, nó còn góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông. Tăng thu ngân sách cho Nhà nước để từ đó có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông…
Đối tượng bảo hiểm đó là tính mạng và tình trạng sức khỏe của tất cả hành khách đi trên các phương tiện giao thông kinh doanh chuyên chở hành khách. Những người này không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, miễn là họ có vé hoặc được miễn giảm giá vé theo qui định. Người được bảo hiểm còn bao gồm cả những hành khách được ưu tiên đặc biệt không phải mua vé, trẻ em đi theo người lớn được miễn vé. Tuy nhiên, hành lí, tài sản, hàng hoá của hành khách mang theo, các lái phụ xe, và những người đang làm việc trên các phương tiện vận chuyển hành khách (ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, thuyền, phà và máy bay) không thuộc đối tượng bảo hiểm. Nghiệp vụ này ở nước ta được các công ty triển khai dưới hình thức bắt buộc, vì vậy phí bảo hiểm được tính vào giá cước vận chuyển và mặc nhiên mỗi tấm vé là một giấy chứng nhận bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm cụ thể đó là các rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trong suốt hành trình của hành khách gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm.
– Thiên tai bao gồm: Thời tiết xấu, bão lốc, lũ lụt, sụt lở đất đá… gây thiệt hại cho phương tiện chuyên chở, do đó gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của hành khách.
– Tai nạn bất ngờ như: Đâm va, cháy nổ, lật nghiêng, do sự cố kĩ thuật của chính phương tiện, lỗi lầm của người điều khiển phương tiện hoặc do phương tiện khác đâm vào…
– Bị tai nạn do vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm pháp luật (nhảy tàu xe khi phương tiện chưa dừng hẳn, bám xe, đứng ngồi không đúng chỗ qui định, hành hung, ăn cắp…).
– Bị tai nạn do những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình vận chuyển hoặc bản thân tình trạng sức khỏe của hành khách gây ra (ngộ độc thức ăn, trúng gió, ốm đau…)
Như vậy có thể thấy đối với bảo hiểm tai nạn hành khách thì đặc điểm về phạm vi bảo hiểm là đặc điểm có thể nói là rất thường gặp đói với những tai nạn vận chuyển hành khách hiện nay.
3. Quyền và nghĩa vụ các bên bảo hiểm tai nạn hành khách:
Căn cứ theo quy định tại điều 618
“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Theo đó có thể thấy khi tai nạn giao thông xảy ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về pháp nhân hay có thể nói nghĩa vụ phải thực hiện này tức công ty vận chuyển hành khách vì lái xe là người của công ty vận chuyển hành khách gây ra tai nạn và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách trên xe trong khi đang thực hiện nhiệm vụ được công ty giao cho. Bảo hiểm tai nạn đối với hành khách có ý nghĩa quan trọng cụ thể đó là giúp giảm thiểu gánh nặng về thiệt hại vật chất cho đơn vị vận chuyển và hành khách. Tùy theo mức tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chi trả trong hạn mức bảo hiểm do đơn vị vận chuyển tham gia theo quy định của pháp luật. Trường hợp thiệt hại thực tế xảy ra ngoài hạn mức bảo hiểm thì đơn vị vận chuyển phải bồi thường phần giá trị vượt hạn mức theo quy định. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng được bảo hiểm.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 528, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể có hai hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách, gồm: “Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản hoặc bằng lời nói; Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên”. Theo đó có thể thấy rằng dù hành khách không lấy vé xe thì giữa hành khách và công ty vận chuyển hành khách đã có giao kết hợp đồng dân sự với nhau. Theo đó hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách có thể bằng lời nói hoặc văn bản, việc giao kết hợp đồng giữa hành khách với phụ xe và lái xe là bằng lời nói. Việc giao kết này được pháp luật công nhận hai bên đã xác lập hợp đồng vận chuyển hành khách. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo người dân nên mua vé và lên xe tại các bến xe để chung tay xây dựng văn hóa giao thông, dần hạn chế và loại bỏ tình trạng xe dù, bến cóc.
Theo đó chúng ta có thể thấy các bên bảo hiểm tai nạn hành khách là bên doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tai nạn hành khách kí hợp đồng thỏa thuận với nhau về vấn đề bảo đảm cho hành khách trong những trường hợp có tai nạn xảy ra, hành khách và công ty vận chuyển hành khách có quyền được hưởng các quyền lợi khi có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên nếu nguyên nhân xảy ra rủi ro thuộc các trường hợp không được chi trả theo như hợp đồng quy định thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm trước rủi ro đó.
Bên công ty bảo hiểm có quyền không chi trả nếu những trường hợp tai nạn và rủi ro không thuộc phạm vi của mình và bên thứ ba có lỗi với công ty vận chuyển hành khách thì công ty hoàn toàn có thể yêu cầu bên thứ ba bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho mình theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Ý nghĩa của bảo hiểm tai nạn hành khách:
Một quy luật tất yếu chúng ta có thể thấy hiện nay đó là khi nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng và lưu lượng hành khách tham gia giao thông ngày càng lớn. Kéo theo đó là số lượng các loại phương tiện tham gia giao thông cũng ngày càng gia tăng và hết sức đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó các loại phương tiện tham gia giao thông ngày càng được cải tiến và hiện đại, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được mở rộng, nâng cấp và hoàn thiện, song tai nạn giao thông vẫn ngày một gia tăng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của mọi hành khách theo đó nên bảo hiểm tai nạn hành khách hiện nay rất được các doanh nghiệp vận chuyển hành khách quan tâm và hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hành khách đều mua bảo hiểm tai nạn hành khách với mức bảo hiểm khác nhau.
Hiện nay có thể thấy số liệu thống kê trên thế giới, hàng năm có hơn 70% lượng hành khách tham gia giao thông đều là những người chủ chốt trong gia đình, cơ quan và doanh nghiệp, mỗi khi tai nạn giao thông không may đến với họ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi gia đình, người thân, cơ quan, doanh nghiệp và toàn xã hội gây ra những hậu quả về cả tính mạng lẫn tài sản. Chính vì nguyên nhân này nên bảo hiểm tai nạn hành khách ra đời là hết sức cần thiết và ở nhiều nước trên thế giới đã được triển khai dưới hình thức bắt buộc.
Ỏ việt Nam chúng ta không thể phủ nhận vai trò của loại bảo hiểm này, vì nó là loại bảo hiểm giúp cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách giảm đi trách nhiệm và thiệt hại khi có tai nạn không may hay những rủi ro trong quá trình vận chuyển hành khách gây ra tai nạn hay rủi ro
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022.