Bảo đảm quyền con người trong cưỡng chế thi hành án dân sự trên thế giới. Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự.
Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự
Nhằm quyền con người trong cưỡng chế thi hành án nói riêng hay bất kỳ quyền con người trong các hoạt động, lĩnh vực khác nhau, các tổ chức nhân đạo trên thế giới và các quốc gia đã soạn thảo và ký kết các Điều ước quốc tế quy định các quyền con người cơ bản, làm tiền để xây dựng quyền con người cụ thể trong pháp luật của mỗi quốc gia. Việc ghi nhận quyền các con người trong các văn bản pháp luật được xem là cơ sở để bảo đảm thực thi các quyền đó trên thực tế. Quyền con người được ghi nhận tạo thành hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quy tắc ứng xử của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cưỡng chế thi hành án cũng như cho các đương sự có các quyền pháp lý nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại bất hợp pháp. Các Điều ước quốc tế hay còn gọi là pháp luật quốc tế đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc quyền con người, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm các tiêu chuẩn tối thiểu đó.
Hệ thống các quy định về quyền con người trong hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự mặc dù không được quy định trực tiếp trong các văn kiện quốc tế cơ bản về nhân quyền, tuy nhiên nó được xây dựng, hình thành dựa trên nền tảng, tiêu chuẩn, nguyên tắc cụ thể trong việc các quyền con người nói chung trong hệ thống pháp luật nhân quyền thế giới, trong đó có thể kể đến ba văn kiện quan trọng nhất là Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR) và một số tài liệu, các nghị định thư bổ sung của hai công ước trên.
Căn cứ các quy định về trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quá trình cưỡng chế thi hành án, đối chiếu với các quyền con người cơ bản trong hệ thống pháp luật nhân quyền trên thế giới, tác giả xác định có bảy nhóm quyền cơ bản cần được tôn trọng, bảo đảm thực hiện trong hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự, bao gồm:
(i) Quyền được hưởng mức sống tối thiểu trong cưỡng chế khấu trừ thu nhập;
(ii) Quyền nhà ở trong cưỡng chế kê biên, giao tài sản là nhà ở duy nhất;
(iii) Quyển an toàn tính mạng, thân thể trong cưỡng chế huy động lực lượng;
(iv) Quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật trong quá trình cưỡng chế thi hành án dân sự;
(v) Quyền được xét xử công bằng, đúng pháp luật trong trường hợp cưỡng chế tài sản có phát sinh tranh chấp hoặc có một số tình tiết làm thay đổi bản chất vụ việc;
(vi) Quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của người chưa thành niên trong trường hợp cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng theo bản án, quyết định của
(vii) Quyền khiếu nại tố cáo, tự do ngôn luận trong cưỡng chế thi hành án dân sự.
Để đánh giá tính phù hợp của các quy định pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người trong cưỡng chế thi hành án dân sự so với hệ thống pháp luật nhân quyền trên thế giới, cần thiết làm rõ các quy định pháp luật quốc tế về các chuẩn mực, nguyên tắc đối với các quyền con người trên, cụ thể:
Thứ nhất, quyền được hưởng mức sống tối thiểu
Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng lần đầu tiên được đề cập trong Khoản 1 Điều 25 UDHR, trong đó nêu rằng, mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ. Quy định kể trên sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 11 ICESCR. Khoản 1 Điều này nêu rằng: Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc thực hiện quyền này, và vì mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của hợp tác quốc tế dựa trên sự tự do chấp thuận. Khoản 2 Điều này đề cập cụ thể trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền có lương thực, thực phẩm, theo đó, trên cơ sở thừa nhận quyền cơ bản của mọi người là không bị đói, các quốc gia thành viên Công ước sẽ thực hiện, tự mình và thông qua hợp tác quốc tế, các biện pháp, kể cả những chương trình cụ thể nhằm quyền này.
Trong biện pháp cưỡng chế khấu trừ thu nhập, để quyền lợi cho người được thi hành án, đồng thời cũng cho việc khấu trừ thu nhập không ảnh hưởng đến mức sống tối thiểu cần thiết của người phải thi hành án thì Chấp hành viên cần phải xem xét đánh giá cụ thể hoàn cảnh của người đó, từ đó quyết định mức trích trừ phù hợp.
Thứ hai, quyền nhà ở
Quyền nhà ở là một khía cạnh trong quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng. Theo Bình luận chung số 4 (thông qua tại phiên họp thứ 6 năm 1991) thì đề cập đến quyền nhà ở thích đáng. Theo đó, quyền có nhà ở không được hiểu theo nghĩa hẹp là quyền có một nơi trú ngụ với một mái che trên đầu. Thay vào đó, cần hiểu đó là quyền được sống ở một nơi an toàn, bình yên và thích đáng với phẩm giá con người. Tính thích đáng của một ngôi nhà thể hiện ở việc đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu như có thể sống được, an toàn, đảm bảo các vấn đề về điện, nước, vệ sinh, dịch vụ,… cùng với đó là địa điểm phù hợp, đầy đủ tính pháp lý.
Trường hợp cưỡng chế kê biên, cưỡng chế giao tài sản là nhà ở duy nhất thì phải xem xét hỗ trợ cho người bị cưỡng chế số tiền thuê nhà một năm để có nơi ở mới, quyền nhà ở thích đáng của đương sự.
Thứ ba, quyền an toàn tính mạng, thân thể
Quyền an toàn tính mạng, thân thể là một khía cạnh của nhóm Quyền sống được đề cập trong Điều 3 UDHR và được cụ thể tại Điều 6 ICCPR,. theo đó: Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống, quyền này phải được pháp luật bảo vệ, không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện. Quyền sống ở đây không chỉ được hiểu theo nghĩa là sự toàn vẹn về tính mạng, mà còn được hiểu là các khía cạnh liên quan đến sự tồn tại của con người. Trong đó việc phòng chống các hành vi, các loại tội phạm liên quan đến tước đoạt tín mạng, gây nguy hại cho an toàn về sức khỏe, thân thể cho con người đóng vai trò quan trọng. Các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp phòng, chống và trừng trị việc tùy tiện tước đoạt tính mạng hoặc đe dọa, gây nguy hại tới sự an toàn thân thể con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra, kể cả do các lực lượng an ninh của Nhà nước.
Trong các trường hợp cưỡng chế thi hành án dân sự có huy động lực lượng, đòi hỏi tính an toàn tuyệt đối cho các thành viên tham gia cưỡng chế và cho chính người bị cưỡng chế. Việc quyền an toàn về tính mạng, thân thể cho các chủ thể tham gia được ưu tiên hàng đầu, trường hợp cần thiết có thể dừng cưỡng chế, tránh gây hậu quả không thể khắc phục.
Thứ tư, quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật
Quy định về quyền này đầu tiên được đề cập trong các Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR, sau đó, được tái khẳng định trong các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR, cụ thể theo Điều 2 ICCPR, các quốc gia thành viên Công ước cam kết “tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác”; theo Điều 7 UDHR quy định “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào..” Điều 8 UDHR cụ thể hóa quy định ở Điều 7 khi nêu rằng, mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định.
Trong cưỡng chế thi hành án dân sự thì luôn có sự đối lập giữa quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án và người phải thi hành án, việc Chấp hành viên thiên vị, hay đứng về bất cứ bên nào đều gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của bên còn lại. Do đó việc quyền không bị phân biệt đối xử, bình đẳng trước pháp luật của đương sự đóng vai trò quan trọng, nó vừa việc thực hiện các quyền con người khác, cụ thể như với quyền được
Thứ năm, Quyền được xét xử công bằng, đúng pháp luật
Đây thực chất là một tập hợp các bảo đảm tố tụng nhằm bảo đảm quá trình xét xử được công bằng, trong đó bao gồm các khía cạnh như được bình đẳng trước
Trong hoạt động cưỡng chế kê biên, xử lý đối với tài sản của một chủ thể, luôn tồn tại những phát sinh có thể xảy ra liên quan đến việc tranh chấp phân chia tài sản chung giữa những người cùng sở hữu, tranh chấp tài sản với người thứ ba. Để thực hiện cưỡng chế thì việc phân chia tài sản, giải quyết tranh chấp về quyền tài sản đóng vai trò quan trọng. Do đó quyền khởi kiện đề nghị Tòa án phân chia tài sản, giải quyết tranh chấp của đương sự là cần thiết để lợi ích chính đáng của các bên, tính công bằng, minh bạch, đúng pháp luật trong việc xác định quyền tài sản của các chủ thể này. Đối với trường hợp có phát sinh tình tiết làm thay đổi bản chất vụ án, vụ việc thì việc đề nghị Tòa án cấp cao hơn xem xét, xét xử lại là thực sự cần thiết, nó tránh cho việc cưỡng chế thi hành án gây hậu quả không thể khắc phục, đồng thời qua đó cũng góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Thứ sáu, quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của người chưa thành niên
Theo quy định pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên theo Công ước về quyền trẻ em 1989 (CRC) thì trẻ em là người dưới 18 tuổi. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại thì CRC vẫn là văn kiện quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em và nó có số lượng quốc gia thành viên cao nhất cho đến nay. Hiện tại, gần như tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã phê chuẩn hoặc gia nhập công ước này. Tư tưởng xuyên suốt và cũng là thể hiện cách tiếp cận của Công ước là: Trẻ em là những chủ thể của các quyền và của quá trình phát triển chứ không phải là đối tượng được hưởng sự quan tâm, thương hại hay lòng từ thiện thuần tuý; Trẻ em là những con người nhưng là một nhóm xã hội dễ bị tổn thương, có những nhu cầu đặc biệt, và có quyền được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ một cách đặc biệt.
Cách tiếp cận kể trên của CRC bảo đảm thái độ và hành động có trách nhiệm của mọi chủ thể trong các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Nó khác với những cách tiếp cận dựa trên tình thương, lòng nhân đạo, sự che chở hay cào bằng vị thế của trẻ em và người lớn mà đã phổ biến trong các xã hội trước đó. Trong các quyền trẻ em thì quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng là quyền vô cùng quan trọng, nó không chỉ là quyền của trẻ em, mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ. Điều 18 CRC xác định một nguyên tắc là cha mẹ, và trong những trường hợp nhất định là người giám hộ pháp lý, có trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Điều này cũng quy định rõ, trong gia đình, việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là trách nhiệm chung của các bậc cha mẹ và trong việc này, lợi ích của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu của họ. Quy định ở Điều 18 bắt nguồn từ quan điểm định hướng được nêu ở Lời nói đầu của CRC, theo đó, công ước xác định gia đình là “đơn vị xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự trưởng thành và cuộc sống hạnh phúc của mọi thành viên, đặc biệt là trẻ em”. Nguyên tắc kể trên không loại bỏ trách nhiệm của các nhà nước; ngược lại, Điều 18 đồng thời ấn định nghĩa vụ của các nhà nước là phải dành cho các bậc cha mẹ và người giám hộ pháp lý sự giúp đỡ thích đáng để họ có thể hoàn thành tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em. Theo tinh thần của Điều này, việc giúp đỡ các bậc cha mẹ để họ có khả năng chăm sóc, giáo dục trẻ em là biện pháp ưu tiên, việc giao trẻ em cho cộng đồng hay Nhà nước chăm sóc chỉ được coi là biện pháp cuối cùng bởi trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi bị tách khỏi bố mẹ, gia đình.
Cũng đề cập đến vai trò và trách nhiệm của các bậc cha mẹ nhưng ở khía cạnh tinh thần, Điều 5 CRC yêu cầu các quốc gia thành viên phải tôn trọng trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ các bậc cha mẹ, hoặc trong trường hợp thích hợp, của các thành viên khác trong gia đình hay của những người giám hộ pháp lý trong việc chỉ bảo và hướng dẫn thích hợp cho trẻ em thực hiện những quyền được thừa nhận trong CRC, theo cách thức phù hợp với mức độ phát triển về năng lực của trẻ. Từ nội dung Điều 5 và xét trong mối quan hệ với các quyền khác của trẻ em được ghi nhận trong CRC, có thể thấy: Thứ nhất, sự chỉ bảo và hướng dẫn của cha mẹ, người thân trong gia đình hay người giám hộ pháp lý không bao gồm các biện pháp bạo lực về thể chất, tinh thần (với ý nghĩa là một hình thức kỷ luật để buộc trẻ phải tuân theo), và Thứ hai, không được áp đặt ý kiến của người lớn (dưới danh nghĩa sự chỉ bảo và hướng dẫn) với trẻ em khi các em đã ở mức độ trưởng thành nhất định về nhận thức.
Như vậy, có thể nói trong cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được nuôi dưỡng, việc quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của người chưa thành niên và quyền nuôi dưỡng, chăm sóc của người được nuôi dưỡng là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản, đến sự phát triển ổn định cả về thể chất lẫn tâm lý của người chưa thành niên.
Thứ bảy, quyền khiếu nại, tố cáo, tự do ngôn luận.
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những khía cạnh và được đề cập lần đầu trong nhóm quyền về xét xử công bằng, theo Điều 14 ICCPR có quy định về việc các Thẩm phán cần được trao quyền giải quyết những khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm các quyền của bị can, bị cáo trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào. Về phạm vi rộng hơn, quyền khiếu nại và tố cáo là những công cụ quan trọng tạo điều kiện cho mọi người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bằng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước không chỉ xử lý cơ quan, cá nhân vi phạm mà quan trọng hơn là chấm dứt hành vi vi phạm và phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Trên thế giới, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại mỗi quốc gia có sự khác biệt nhất định, tuy nhiên tất cả các quy định này đều hướng tới mục đích nhằm cho người dân có công cụ để có thể tự bảo vệ, lên án những hành vi vi phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Điều 19 UDHR, sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 19 và 20 ICCPR. Theo Điều 19 ICCPR: “Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ” (Khoản 1 và 2). Khoản 3 Điều này xác định quyền tự do ngôn luận “phải được thực hiện kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Vì vậy, quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: (a) tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và; (b) để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội”
Trong hoạt động cưỡng chế thi hành án, luôn tồn tại những khả năng xảy ra các vi phạm làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đặc biệt là của người bị cưỡng chế. Do đó, quyền khiếu nại, tố cáo cho đương sự cũng chính là một biện pháp nâng cao việc tự bảo vệ bản thân của đương sự trước những hành vi vi phạm pháp luật, hành vi gây ảnh hưởng đến các quyền con người cơ bản, quyền lợi hợp pháp của chính cơ quan thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, việc quyền tự do ngôn luận của đương sự cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa, nhằm góp phần tính công khai, minh bạch trong việc thực thi pháp luật, tuy nhiên cũng cần giới hạn quyền này trong một số trường hợp nhất định để tránh gây thông tin sai lệch, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của cơ quan Nhà nước.