Bán nhà ở thuộc sở hữu chung khi có chủ sở hữu không đồng ý. Quy định pháp luật về việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung.
Bán nhà ở thuộc sở hữu chung khi có chủ sở hữu không đồng ý. Quy định pháp luật về việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung.
Khi bán nhà ở thuộc sở hữu chung mà có chủ sở hữu không đồng ý về việc mua bán đó thì các chủ sở hữu chung khác cần làm gì để việc mua bán tuân thủ đúng quy định Pháp luật.
Theo căn cứ tại Điều 223 Bộ luật dân sự 2005 về việc Định đoạt tài sản chung có quy định:
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
Ngoài ra, theo căn cứ tại Điều 126, Luật Nhà ở 2014 quy định về Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:
1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, theo quy định của Pháp luật, đối với nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều người, khi có sự kiện mua bán xảy ra thì các bên đồng sở hữu cùng thỏa thuận với nhau về việc mua bán đó. Việc bán nhà ở phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung. Khi có chủ sở hữu không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Pháp luật.
Chủ sở hữu chung không đồng ý bán đó có quyền ưu tiên mua. Trong vòng 3 tháng mà chủ sở hữu chung đó không mua thì các chủ sở hữu chung khác có quyền bán cho người khác phần quyền sở hữu của mình. Nếu vi phạm quyền ưu tiên mua thì bị xử lý theo qui định của Pháp luật Dân sự.
Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung vắng mặt mà đã được tòa án tuyên bố mất tích thì các chủ nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó. Phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mất tích được xử lý theo quy định của Pháp luật Dân sự.