Xây dựng bậc lương để sử dụng trong bảng lương là cả một quá trình phức tạp đối với Nhà nước và doanh nghiệp. Để xây dựng được bậc lương phải vừa thỏa mãn các quy định của nhà nước vừa phải phù hợp với công sức của người lao động bỏ ra trong công việc.
Mục lục bài viết
1. Bậc lương là gì?
Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.
Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng.
Bậc lương được sử dụng trong các thang, bảng lương là yếu tố tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức tối đa ở trong mỗi ngạch lương. Sự biến thiên của bậc lương đủ để tạo ra sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý và công bằng, kích thích nhân viên làm việc tăng hiệu suất công việc.Bậc lương được sắp xếp theo thứ tự tăng dần ở mỗi ngạch lương trong thang bảng lương, bậc lương càng cao tương ứng với mức hệ số càng cao. Người lao động luôn hướng đến việc tăng bậc lương để hưởng mức lương cao hơn.
2. Điều kiện xét nâng bậc lương
2.1. Điều kiện xét nâng bậc lương trong doanh nghiệp:
Doanh nghiệp trả lương để kích thích tinh thần làm việc thì số bậc lương ít, trả lương theo quan điểm quân bình thì số lượng bậc lương nhiều. Về điều kiện nâng bậc lương trong doanh nghiệp thường phụ thuộc vào quy chế nâng lương của doanh nghiệp đó, nhìn chung thì doanh nghiệp sẽ nhìn vào năng lực và hiệu suất lao động của từng cá nhân để làm tiêu chuẩn nâng lương. Chúng tôi xin đưa ra một vài tiêu chí đánh giá của các doanh nghiệp về quy định về điều kiện xét để nâng bậc lương hàng năm như sau:
– Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo
– Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp;
– Đạt thành tích nổi bật, đóng góp to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp
Tóm lại, điều kiện nâng lương khi người lao động làm việc cho doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào Quy chế nâng bậc lương. Thông thường quy chế liên quan đến nâng bậc lương phải có các nội dung sau:
+ Đối tượng được nâng bậc lương
+ Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
+ Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
+ Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động
Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương. Hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp. Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
2.2. Điều kiện nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước:
Căn cứ theo Điều 2
Đối với cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
-Quy định về thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên theo điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV cụ thể như sau
+ Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
+ Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
+ Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
-Về quy định các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
– Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Đối tượng lao động là cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BNV và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
Đối với cán bộ, công chức:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
Đối với viên chức và người lao động:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên
Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp: Cán bộ bị kỷ luật cách chức; Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức; Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp: Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo; Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.
3. Thủ tục nâng bậc lương theo pháp luật hiện hành:
Trên cơ sở quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, đơn vị lập danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên để Thủ trưởng đơn vị trao đổi với cấp ủy và ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
– Thủ trưởng đơn vị niêm yết công khai danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên trong đơn vị và giải quyết những vướng mắc của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên (nếu có). Thời gian niêm yết danh sách trong vòng 10 ngày làm việc.
– Trên cơ sở danh sách công chức, viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn kèm theo hồ sơ:
Hồ sơ nâng bậc lương thường xuyên:
– Tờ trình của cơ quan, đơn vị về nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Tờ trình nêu rõ đối tượng được nâng bậc lương thường xuyên đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ.
– Biên bản họp trao đổi thống nhất với cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về nâng bậc lương thường xuyên.
– Quyết định nâng bậc lương gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức.
–
– Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp; quyết định chuyển xếp ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp mới (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức.
Hồ sơ nâng lương trước thời hạn:
Hồ sơ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, hồ sơ gồm:
– Tờ trình của cơ quan, đơn vị về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; Tờ trình nêu rõ đối tượng được nâng bậc lương trước thời hạn đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ; tỷ lệ % cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn trên tổng số danh sách trả lương của cơ quan đơn vị tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
– Biên bản họp trao đổi thống nhất với cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (biên bản nêu rõ % số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn trên tổng số danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn).
– Quyết định công nhận (tặng thưởng) thành tích xuất sắc của cấp có thẩm quyền).
– Quyết định nâng bậc lương gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức.
– Quyết định bổ nhiệm(phê chuẩn) chức vụ lãnh đạo, quản lý gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức (đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý).
– Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp; quyết định chuyển xếp ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp mới (nếu có) của cán bộ, công chức, viên chức.
– Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị.