Áp dụng tỷ giá khi thanh toán tiền cho lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Áp dụng tỉ giá thanh toán theo Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Đối với những doanh nghiệp công ty có người lao động nước ngoài thì những quy định pháp luật đối với đối tượng lao động này đều được pháp luật đặt ra những quy định rất rõ ràng và chi tiết. Một trong những vấn đề đó phải nhắc tới đó là về vấn đề thanh toán tiền lương, tiền chế độ cho lao động của doanh nghiệp nước ngoài hoặc lao động là người nước ngoài. Vậy bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về vấn đề này.
1.Cơ sở pháp lý
– Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi bổ sung năm 2013;
– Thông tư số 200/2014/TT-BTC;
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
2.Giải quyết vấn đề
2.1.Quy định về nội dung lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Tại Điều 4 – Thông tư số 200/2014/TT-BTC có đưa ra quy định đối với việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:
1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải
thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Đối với nội dung về đơn vị tiền tệ trong kế toán thì pháp luật đã đưa ra những quy định về việc nếu doanh nghiệp có đối tượng lao động là người nước ngoài hoặc lao động của doanh nghiệp nước ngoài thì việc thu chi hay chỉ trả lương phải được cơ quan thuế tiến hành quản lý trực tiếp. Bởi lẽ, việc chi trả đơn vị tiền tệ có sự khác biệt giữa nước Việt nam và đơn vị nước ngoài, do đó, muốn thực hiện được việc chi trả này công ty doanh nghiệp cần báo cáo lên cơ quan thuế để thực hiện việc chi trả bằng ngoại tệ
2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
Tại khoản 2 điều 5 có quy định về nội dung cụ thể về đơn vị tiền tệ trong lĩnh vực kế toán, đối với quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc được hay không được sử dụng ngoại tệ, Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đơn vị tiền tệ để thực hiện các nghiệp vụ của công ty hay doanh nghiệp như cung ứng dịch vụ, giao dịch bán hàng, trả lương cho người lao động thì đều phải thực hiện quy định về niêm yết giá
Bên cạnh đó, đối với quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị còn được xem xét trên các quy định sau:
3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Như vậy, ta có thể thấy, các đơn vị tiền tệ trong nghiệp vụ kế toán của công ty,doanh nghiệp là một trong những căn cứ để phản ánh việc hoạt động của công ty, doanh nghiệp đó.
2.2.Quy định pháp luật về việc chuyển đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam
Theo căn cứ tại Điều 5. Chuyển đổi
1. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập
Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo đó, đối với những doanh nghiệp có sử dụng đồng ngoại tệ làm đơn vị để thực hiện các hoạt động của công ty thì việc lập báo cáo tài chính ngoài yêu cầu thực hiện lập báo cáo tài chính như thông thường, cần phải tiến hành thực hiện việc chuyển đổi đồng ngoại tệ quy đổi thành đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Sau khi thực hiện việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ như vậy thì việc lập và nộp báo cáo tài chính mới được cơ quan Nhà nước chấp thuận
3. Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản
thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
Một thực tế cho thấy, đơn vị tiền tệ là đồng nước ngoài so với đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam có ít nhiều sự chênh lệch về giá trị. Chính vì lý do này, khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ trong quá trình lập báo cáo tài chính thì việc thay đổi đơn vị tiền tệ cần được doanh nghiệp thực hiện việc giải trình và báo cáo về việc chênh lệch tiền tệ trong báo cáo tài chính là tăng hay giảm khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ. Việc tăng giảm như vậy có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đến doanh nghiệp và báo cáo tài chính của đơn vị
2.3.Thời hạn thực hiện việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Bởi việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ liên quan trực tiếp tới việc lập báo cáo tài chính, mà thời hạn lập vfa nộp báo cáo tài chính trong trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam đã được quy định cụ thể và rõ ràng thì đối với nội dung báo cáo tài chính có sự chuyển đổi đơn vị kế toán sẽ được quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải
thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
Như vậy, ta có thể thấy đối với trường hợp lập báo cáo tài chính và nộp báo cáo tài chính trong trường hợp báo cáo tài chính có sự chuyển đổi đơn vị tiền tệ từ đồng nước ngoài sang đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam thì cần phải được thực hiện chậm nhất là sau 10 ngày tính từ ngày kết thúc niên độ kế toán theo quy định. Trước khi bắt đầu một niên độ kế toán mới đơn vị công ty doanh nghiệp cần hoàn tất báo cáo tài chính và biên bản giải trình đối với báo cáo tài chính đã được chuyển đổi đơn vị tiền tệ theo đúng quy định pháp luật
3.Tư vấn trường hợp cụ thể
3.1Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Tôi ký hợp đồng với công ty liên doanh nước ngoài cuối năm 2015, Tổng giám đốc đề nghị lương bằng đô la Mỹ (có ký tên đóng dấu), phòng tổ chức kế toán cty áp dung tỉ giá liên ngân hàng để chuyển lương của tôi sang tiền Việt trong
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
3.2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 22, Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi bổ sung năm 2013:
“Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Do đó, việc thể hiện tiền lương, tiền công để thanh toán toán cho người lao động sẽ không được thể hiện dưới bất cứ hình thức ngoại tệ nào. Do vậy các doanh nghiệp phải tuân theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, trong
Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:
“ Điều 5. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng Việt Nam
1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tỷ giá quy đổi ra Đồng Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
“3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.”
Theo đó, tiền lương trong hợp đồng lao động được tính bằng Việt Nam đồng được quy đổi theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.