Dù ở bất cứ quốc gia nào, chế độ nào cũng cần một hệ thống pháp luật mang tính quy phạm bắt buộc để mọi người phải tuân theo nhằm ổn định trật tự, xã hội cũng như làm cân bằng các quan hệ xã hội buộc mọi người phải tuân theo các quy phạm hành chính. Quy phạm hành chính là gì? Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy phạm hành chính là gì?
Có thể hiểu quy phạm pháp luật hành chính là một trong những dạng cụ thể chi tiết của quy phạm pháp luật nên các quy phạm pháp luật hành chính cũng là các quy tắc xử sự chung nhằm thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước và nó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi để xác định giới hạn của con người về tính hợp pháp phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
Thông thường, quy phạm pháp luật hình chính có các tính chất như có tính bắt buộc chung, thường áp dụng nhiều lần và hiệu lực của chúng không chấm dứt khi đã được áp dụng.
Các quy phạm pháp luật hành chính có rất nhiều đặc điểm riêng so với các quy phạm pháp luật khác như sau:
Thứ nhất về nội dung thì đa số các quy phạm pháp luật hành chính có tính mệnh lệnh do quan hệ quản lý mà luật hành chính điều chỉnh có bản chất quyền uy và phương pháp quản lý chủ yếu là mệnh lệnh- phục tùng.
Thứ hai thông thường thì quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và tính ổn định không cao do đặc điểm biến động nhanh chóng của hoạt động hành chính là đối tượng điều chỉnh của nó.
Thứ ba các chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính rất đa dạng trong đó đa số thuộc về các cơ quan hành chính.
Thứ tư về mục đích điều chỉnh, quy phạm pháp luật hành chính là các quy phạm điều chỉnh quan hệ hành chính nhà nước.
2. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là gì?
Có thể hiểu áp dụng quy định pháp luật hành chính là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định cá biệt để giải quyết những việc cụ thể phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật hành chính.
Có thể hiểu áp dụng quy phạm pháp luật hành chính mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do những cơ quan có thẩm quyền của nhà nước có thẩm quyền thực hiện, được tiến hành theo ý chí đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan trong những trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được đảm bảo thực hiện bởi sự cưỡng chế nhà nước.
Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì nó là một trong những hoạt động phải tuân thủ thủ tục hành chính được pháp luật quy định chặt chẽ. Khi áp dụng phải mang tính chủ động, sáng tạo, cá biệt cụ thể.
Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là những chủ thể bao gồm những cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán bộ, công chức được trao quyền.
+ Phạm vi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là trong hoạt động hành chính nhà nước còn những trường hợp khác chỉ là cá biệt.
Do việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính rất quan trọng sẽ là tiền đề điều kiện cho việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính và chấp hành quy định pháp luật để áp dụng quy phạm pháp luật hành chính tốt nhất.
3. Các quy phạm pháp luật hành chính:
Hiện nay, có rất nhiều quy phạm pháp luật hành chính vì dụ nếu căn cứ vào nội dụng pháp lý thì quy phạm pháp luật hành chính có ba quy phạm hành chính như sau:
+ Quy phạm đặt nghĩa vụ nó là một trong những quy phạm buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện những hành vi nhất định.
+ Quy phạm trao quyền là quy phạm trao quyền cho những đối tượng thực hiện hành vi nhất định ví dụ như các quyết định của cấp trên cho cấp dưới.
+ Quy phạm ngăn cấm là những quy phạm buộc các đối tượng có liên quan tránh thực hiện những hành vi nhất định.
+ Quy phạm nội dung
+ Quy phạm thủ tục
+ Những quy phạm do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành
+ Quy phạm áp dụng lâu dài
+ Quy phạm áp dụng có thời hạn
+ Quy phạm pháp luật hành chính có phạm vi áp dụng trên cả nước
+ Quy phạm pháp luật hành chính có phạm vi áp dụng ở từng địa phương.
+ Quy phạm pháp luật hành chính về không gian và thời gian.
+ Quy phạm tạm thời
+ Quy phạm pháp luật do chủ tịch nước ban hành
+ Quy phạm pháp luật do hội đồng thẩm phán
4. Quy định về các yêu cầu pháp lý khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:
Quy phạm pháp luật hành chính là quy tắc hành vi do nhà nước đặt ra để điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạm luật hành chính trong đó các cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào những quy phạm pháp luật hành chính hiện hàn để giải quyết cá công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước: Ví dụ: Cán bộ, công chức sau một thời gian phục vụ công nhất đinh, theo quy định được lên lương. Trong trường hợp này, quy phạm luật hành chính tương ứng sẽ được áp dụng nếu cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó đưa ra quyết định lên lương cho người cán bộ, công chức căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định trong quy phạm đó. Hoặc là khi có hành vi vi phạm hành chính mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt không đưa ra quyết định xử phạt, có nghĩa là quy phạm luật hành chính về xử phạt hành chính không được thực hiện.
Khi áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính các chủ thể quản lí hành chính nhà nước đơn phương ban hành các quyết định hành chính hay thực hiện các hành vi hành chính để tổ chức việc thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối với các đối tượng quản lí thuộc quyền. Do đó áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một sự kiện pháp lí trực tiếp làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể.
Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đáp ứng những yêu cầu pháp lí nhất định để bảo đảm hiệu lực quản lí của nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức cá nhân. Những yêu cầu đó là:
– Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đúng với nội dung, mục đích của quy phạm pháp luật được áp dụng.
– Áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền. Tùy thuộc vào từng quy định cụ thể của pháp luật, theo yêu cầu của phân cấp trong quản lí hành chính nhà nước, mỗi chủ thể quản li hành chính nhà nước chỉ có thẩm quyền áp dụng trong một số quy phạm pháp luật hành chính, trong những trường hợp cụ thể và đối với những đối tượng nhất định. Ví dụ: Bộ trưởng bộ công an có quyền quyết định áp dụng biện pháp xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng các bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khác không có thẩm quyền này.
– Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Các công việc cụ thể cần phải áp dụng quy phạm pháp luật hành chính đều phải thực hiện theo thủ tục hành chính. Tùy từng loại việc mà việc áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính sẽ được thực hiện theo các thủ tục hành chính khác nhau như: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục đăng kí kết hôn, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo…v…v..
– Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện trong thời hạn thời hiệu do pháp luật quy định.
Đối với mỗi loại công việc pháp luật đều đòi hỏi những quy định đó phải được tuân thủ nghiêm chỉnh. Ví dụ: Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định hành chính là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đó; hay thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính…
– Kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là phải trả lời công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan và phải được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên một số trường hợp văn bản tỏ ra không thích hợp khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính. Ví dụ: Khi cần dừng ngay một phương tiện tham gia giao thông đang đi quá tốc độ pháp luật cho phép.
– Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các đối tượng có liên quan tôn trọng và được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà các quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các đối tượng có liên quan tôn trọng, chấp hành hay cần được nhà nước đảm bảo thực hiện. Ví dụ: Nếu cá nhân vi phạm hành chính bị phạt tiền đã tự nguyện nộp phạt theo quy định của pháp luật thì nhà nước chỉ có trách nhiệm thu và sử dụng khoản tiền đó theo đúng quy định của pháp luật mà không phải tổ chức cưỡng chế nộp phạt.
Chủ thể của áp dụng quy phạm pháp luật chỉ do cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện vì chỉ có họ mới có quyền nhân danh quyền lực nhà nước ban hành các văn bản cá biệt cụ thể. Hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Ngoài ra có trường hợp mà các cơ quan như tòa án và viện kiểm sát cũng thực hiện hoạt động này. Chẳng hạn như tòa án có quyền xử phạt vi phạm hành chính, viện kiểm sát có quyền thực hiện quyền quản lí nội bộ. Ví dụ : đối với cán bộ văn phòng theo quy định của pháp luật hành chính, cả hai cơ quan này đều là chủ thể chủ yếu của tố tụng hành chính…