Áp dụng mức lương tối thiểu vùng. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn.
Áp dụng mức lương tối thiểu vùng. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào công ty Luật Dương Gia, xin công ty tư vấn giúp giùm. Tôi hiện đang làm việc tại đơn vị sự ngiệp kinh tế có thu thuộc UBND Phường quản lý. Đầu năm đơn vị tôi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để làm căn cứ chi hoạt động tại đơn vị, trong quy chế có xây dựng khoản phúc lợi chi lễ tết cho nhân viên và chi hỗ trợ tiền cơm hàng tháng cho nhân viên, đơn vị tôi hưởng lương theo hệ số lương nhà nước, đến tháng 8/2016 và đơn vị nhận được công văn BHXH yêu cầu đơn vị tôi phải trả lương cho nhân viên theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP, căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP và các nội dung thỏa thuận trong
>>> Luật sư tư vấn áp dụng mức lương tối thiểu vùng: 1900.6568
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Theo như bạn trình bày, đầu năm đơn vị bạn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để làm căn cứ chi hoạt động tại đơn vị, trong quy chế có xây dựng khoản phúc lợi chi lễ tết cho nhân viên và chi hỗ trợ tiền cơm hàng tháng cho nhân viên. Đây là quy chế hoạt động của đơn vị bạn do đó khi điều chỉnh mức lương mới cho nhân viên trong đơn vị thì đơn vị không được cắt đi khoản phúc lợi tiền cơm của nhân viên đã chi từ đầu năm, việc chi trả khoản phúc lợi tiền cơm vẫn thực hiện theo quy chế đơn vị bạn trừ trường hợp đơn vị và người lao động có thỏa thuận khác.
Ngoài tiền lương do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động các khoản phụ cấp, trợ cấp khác,… Hiện nay không có quy định đơn vị thuộc nhà nước phải có phần chi phúc lợi này cho người lao động, đây là sự thỏa thuận của hai bên.
3. Kết luận
– Khi đơn vị xếp lương lại cho người lao động thì đơn vị không được trừ khoản phúc lợi tiền cơm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Không có quy định đơn vị Nhà nước phải có chi phí phúc lợi khác, đây là chế độ do các bên thỏa thuận.