Chủ tịch hội đồng quản trị có phải là người đại diện theo pháp luật? Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần? Người đại diện có nhất định phải là chủ tịch HĐQT không?
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ theo định hướng kinh tế thị trường. Bên cạnh những nguồn lực khác thúc đẩy sự phát triển này không thể không kể đến vai trò của các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam với các mô hình, quy mô khác nhau đã và đang tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Để các doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển và phát huy được vai trò của mình, bên cạnh định hướng, chính sách pháp luật của Nhà nước thì vai trò của bộ máy quản lý trong doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quyết định, đặc biệt là vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Vậy, với loại hình công ty cổ phần – mô hình công ty chỉ giới hạn thành viên tối thiểu để thành lập là 3 cổ đông mà không giới hạn tối đa thì ai sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty? Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quy định chung của pháp luật về người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2015, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nói chung có thể được xác định trong ba trường hợp sau đây:
– Một là, người được chính pháp nhân chỉ định thông qua điều lệ của pháp nhân đó.
– Hai là, cá nhân được pháp luật quy định có thẩm quyền đại diện.
– Ba là, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể là người được Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng.
Cụ thể hóa điều này, tại Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014 đã quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần như sau:
Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là người đại diện cho công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp. Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng đại diện cho công ty để tham gia tố tụng với các vai trò là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, khác với một số loại hình công ty khác, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật để đại diện cho công ty. Việc xác định số lượng người đại diện cũng như chức danh, quyền và nghĩa vụ của họ được xác định cụ thể trong Điều lệ của công ty.
Thứ ba, xuất phát từ vai trò quan trọng của người đại diện theo pháp luật trong việc vận hành hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi các công ty luôn phải đảm bảo có ít nhất một người đại diện theo pháp luật phải cư trú tại Việt Nam. Chính vì vậy, nếu công ty cổ phần nào chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì phải luôn đảm bảo nếu người đại diện theo pháp luật xuất cảnh ra nước ngoài phải có văn bản ủy quyền để người khác có thể thay thế mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Lưu ý:
– Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần đã xuất cảnh chưa trở lại Việt Nam đúng thời hạn thì người được ủy quyền sẽ tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi được ủy quyền kể cả khi đã hết hạn ủy quyền.
– Thời hạn để người đại diện theo ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ thay cho người đại diện theo pháp luật sẽ được tính đến khi người đại diện đó quay trở lại Việt Nam làm việc hoặc đến khi Hội đồng quản trị có quyết định cử người khác làm người đại diện.
Thứ tư, đối với những công ty cổ phần chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì khi người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
Lưu ý:
Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
2. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 14
Thứ nhất, để đảm bảo lợi quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng.
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần phải đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu. Tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi lạm dụng chức vụ, địa vị của mình cũng như tài sản của công ty, các thông tin, bí quyết, cơ hội của công ty vì mục đích và lợi ích nằm ngoài lợi ích của công ty mà mình đang là người đại diện.
Thứ ba, trong trường hợp cần thiết, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần cần phải
Lưu ý:
Với những trách nhiệm phải thực hiện này, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần còn phải tự mình chịu toàn bộ các trách nhiệm nếu để xảy ra thiệt hại cho công ty xuất phát từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm của mình theo quy định.
3. Chức danh của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 134
– Một là, công ty cổ phần bao gồm có thành phần là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Với mô hình này, Ban kiểm soát của công ty có thể không thành lập đối với những công ty cổ phần chỉ có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần.
– Hai là, công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Đối với mô hình tổ chức quản lý này phải có Ban kiểm toán nội bộ trực thuôc Hội đồng quản trị cũng như phải luôn đảm bảo có ít nhất 20% số thành viên trong Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
Thứ hai, đối với chức danh của những người giữ vai trò là người đại diện theo pháp luật trong công ty cổ phần được xác định như sau:
– Đối với trường hợp công ty cổ phần chỉ có một người đại diện theo pháp luật mà điều lệ của công ty không có quy định khác thì đại diện theo pháp luật sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhiệm.
– Trường hợp công ty cổ phần có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đều được xác định đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em muốn hỏi là chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần phải là người đại diện pháp luật của công ty có đúng không? Và cơ sở pháp lí của nó là gì? Em cảm ơn!
Tại Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
“Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.
Căn cứ Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần như sau:
“Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Luật sư
2. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”
Theo quy định trên, công ty cổ phần có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; trong trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Như vậy, căn cứ theo quy định này có thể xác định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.