Điều động và luân chuyển cán bộ/công chức là một trong những nội dung quan trọng trong công tác cán bộ nhằm từng bước hoàn thiện phương pháp lãnh đạo, góp phần sắp xếp cán bộ. Vậy ai là người có thẩm quyền ký quyết định điều động cán bộ công chức?
Mục lục bài viết
1. Ai có thẩm quyền ký quyết định điều động cán bộ, công chức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Luật cán bộ công chức năm 2019 có quy định về khái niệm điều động. Theo đó có thể hiểu, điều động là việc cán bộ/công chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chuyển từ cơ quan đơn vị này đến làm việc tại các cơ quan đơn vị khác theo quy định của pháp luật. Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể về hoạt động điều động đối với cán bộ/công chức. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có quy định về thẩm quyền ký quyết định điều động cán bộ/công chức. Theo đó thì, những đối tượng được xác định là người đứng đầu cơ quan tổ chức được phân công và được phân cấp tiến hành hoạt động quản lý công chức sẽ có thẩm quyền ra quyết định về việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình hoặc trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định điều động công chức theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể nói, người có thẩm quyền ký quyết định điều động đối với những đối tượng được xác định là cán bộ/công chức như sau:
– Người những người đứng đầu tổ chức được phân công, hoặc phân cấp quản lý công chức/cán bộ sẽ có quyền ra quyết định điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình;
– Hoặc trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định điều động công chức theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục và trình tự điều động cán bộ, công chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Luật cán bộ công chức năm 2019 và Điều 26 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có quy định về trình tự và thủ tục tiến hành hoạt động điều động cán bộ/công chức, cụ thể như sau:
– Căn cứ vào quy hoạch và nhu cầu công tác, căn cứ vào năng lực và sở trường của từng công chức khác nhau, người đứng đầu cơ quan tổ chức được phân công hoặc phân cấp quản lý công chức đó sẽ tiến hành hoạt động xây dựng kế hoạch và xây dựng những biện pháp phù hợp để điều động công chức thuộc phạm vi quản lý của mình, sau đó báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành hoạt động xem xét và quyết định thực hiện việc điều động công chức đó;
– Lập danh sách công chức cần phải điều động trên thực tế;
– Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp.
Trong trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo hoặc giữ chức vụ quản lý, thì trình tự và thủ tục điều động công chức trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp nhân sự do các cơ quan tổ chức tiến hành hoạt động đề xuất thì tập thể lãnh đạo của cơ quan tổ chức đó cần phải thảo luận và thống nhất về chủ trương, tiến hành một số công việc cần thiết theo quy định của pháp luật như: Gặp gỡ nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để có thể trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác, trao đổi ý kiến trực tiếp với tập thể lãnh đạo và với các cấp đảng ủy cơ quan nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương điều động, lấy nhận xét và đánh giá của tập thể lãnh đạo và các cấp đảng ủy cơ quan đối với nhân sự, tiến hành hoạt động nghiên cứu hồ sơ và xác minh lý lịch của các công chức được điều động, thảo luận và nhận xét bằng phương bỏ phiếu kín, nhân sự được đề nghị bổ nhiệm sẽ phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên trong tập thể lãnh đạo đồng ý, trong trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì sẽ do người đứng đầu quyết định đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xem xét, ra
– Trong trường hợp nhân sự do cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động hoặc bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan thì tổ chức tham mưu về cán bộ của cơ quan cấp trên sẽ có thẩm quyền dự kiến điều động và bổ nhiệm cần phải tiến hành một số hoạt động sau: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và các cấp ủy cơ quan về việc tiếp nhận nhân sự là quá trình dự kiến điều động nhân sự, trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và các cấp ủy cơ quan nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động và bổ nhiệm nhân sự, lấy đánh giá của tập thể lãnh đạo và nghiên cứu hồ sơ, tiến hành hoạt động xác minh lý lịch, gặp mặt nhân sự được dự kiến điều động và bổ nhiệm để có thể trao đổi ý kiến và yêu cầu công tác, chủ trì và phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan về quá trình thẩm định nhân sự, ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định.
Như vậy có thể nói, trước khi quyết định điều động công chức thì người đứng đầu cơ quan được phân công hoặc phân cấp quản lý công chức cần phải tiến hành hoạt động gặp gỡ công chức đó trên thực tế và nêu rõ mục đích, nêu rõ sự cần thiết của quá trình điều động để nghe công chức để xuất ý kiến trước khi ra quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định.
3. Việc điều động cán bộ, công chức được thực hiện trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, có quy định về hoạt động điều động cán bộ/công chức. Theo đó thì việc điều động cán bộ/công chức sẽ được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
– Điều động cán bộ/công chức được thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Điều động cán bộ/công chức được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng công chức trong các cơ quan tổ chức và giữa các cơ quan tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, hoạt động điều động cán bộ/công chức là một trong những vấn đề nhằm từng bước thay đổi nhận thức và phương pháp lãnh đạo, thay đổi chỉ đạo và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tăng cường cán bộ được đào tạo và rèn luyện thông qua thử thách thực tiễn, từ đó góp phần sắp xếp cán bộ một cách phù hợp hơn. Đặc biệt, tăng cường cán bộ cho những nơi có hoàn cảnh xã hội khó khăn, những nơi vùng sâu vùng xa là để nhằm mục đích khắc phục tình trạng cục bộ hoặc địa phương khép kín trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do cán bộ giữ một chức vụ khá lâu hoặc bố trí chưa phù hợp với năng lực và sở trường công tác. Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm vừa qua các địa phương trên lãnh thổ của Việt Nam luôn luôn chú trọng đến công tác điều chuyển cán bộ công chức lãnh đạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cán bộ, công chức năm 2019;
– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.