Giải quyết những tranh chấp dân sự phát sinh trong xã hội luôn luôn là những đòi hỏi của đời sống xã hội. Đối với những tranh chấp phức tạp mà không có quy phạm pháp luật để áp dụng, không có tập quán, không có luật để áp dụng tương tự, không có án lệ thì nguyên tắc chung của luật dân sự và lẽ công bằng được áp dụng.
Mục lục bài viết
1. Lẽ công bằng là gì?
Lẽ công bằng có thể được hiểu là sự bình đẳng, mặc dù cuộc tranh luận về luật pháp và lẽ công bằng, cho đến nay vẫn chưa có hồi kết, nhưng có một thực tế là, quan niệm về lẽ công bằng đã được nhiều quốc gia nhìn nhận và áp dụng trong thực tiễn xét xử của
Khái niệm “Lẽ công bằng” có nguồn gốc từ chữ equitas trong tiếng La tinh, có nghĩa là sự bình đẳng. Nhưng khi trở thành tiếng Pháp (équité) và tiếng Anh (equity) thì lại mang ý nghĩa là Lẽ công bằng.
Cũng như vấn đề nguồn gốc của luật pháp, ý niệm về Lẽ công bằng đã được nhiều triết gia, học giả trên thế giới đề cập từ rất sớm, và cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Lẽ công bằng.
Trong tác phẩm “Nền luân lý lớn” Aristote cho rằng: “Lẽ công bằng là một nền công lý tốt hơn, nó sửa sai nền công lý bằng pháp luật trong trường hợp đặc biệt, khi nền công lý bằng pháp luật này dẫn đến những kết quả bất công vì những câu chữ tổng quát của một đạo luật không dự liệu tất cả”.
Như vậy, Lẽ công bằng theo quan niệm của Aristote có chiều hướng gần với các nguyên lý của Luật tự nhiên, và sự tồn tại của nó bên cạnh hệ thống pháp luật thành văn là để khắc phục những bất cập mà hệ thống pháp luật này (do tính cách tổng quát của nó) không thể nào thực hiện được.
Chẳng hạn, pháp luật thành văn quy định, trộm cắp là hành vi tội phạm thì quy định đó bao giờ cũng mang tính cách tổng quát và được áp dụng chung cho bất kỳ ai thực hiện hành vi trộm cắp, mà không phân biệt trường hợp nào là trộm cắp với ý chí gian xảo, và trường hợp nào trộm cắp là do sự bần cùng, đói khát của con người. Vì vậy, ý niệm về Lẽ công bằng cần phải được áp dụng để khắc phục những sai lầm do tính chất tổng quát đó của luật pháp.
Lẽ công bằng được hiểu trong tiếng Anh là Fairness.
Mặc dù cuộc tranh luận về luật pháp và Lẽ công bằng, cho đến nay vẫn chưa có hồi kết, nhưng có một thực tế là, quan niệm về Lẽ công bằng đã được nhiều Quốc gia nhìn nhận và áp dụng trong thực tiễn xét xử của
Tại Thụy Sĩ, Bộ Dân luật Thụy sĩ quy định: “Thẩm phán áp dụng các quy tắc luật pháp và sự công bằng mỗi khi luật dành cho Thẩm phán quyền quyết định hay tuyên án tùy theo trường hợp hoặc lý do chính đáng”.
Ở nước ta, trước khi BLDS 2015 ra đời, khái niệm “Lẽ công bằng” chưa từng được nhắc đến trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng trong một chừng mực nào đó, nó vẫn được ghi nhận và thể hiện trong các quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán –
2. Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự:
Pháp luật phát sinh từ các quan hê xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng không theo kịp các quan hệ xã hội ngày một phát sinh đa dạng, phong phú và phức tạp. Do đó, có những tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, cần giải quyết nhưng không có quy định của pháp luật để áp dụng. Vì vậy, như một dự liệu của giải pháp nhằm điều chỉnh kịp thời các tranh chấp dân sự phát sinh mà chưa có luật để áp dụng, không có tập quán để giải quyết, thì cần phải có một cơ chế như một giải pháp để giải quyết. Một giải pháp cho vấn đề này được quy định tại Điều 6 BLDS năm 2015:
“1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”.
2.1. Điều kiện áp dụng lẽ công bằng:
Lẽ công bằng là một quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các yếu tố cấu thành lẽ công bằng không được pháp luật quy định cụ thể gồm những gì. Nhưng lẽ công bằng là một chuẩn mực pháp lý được thể hiện trong các quan hệ xã hội và thể hiện rõ phương thức pháp lý trong việc áp dụng. Từ cơ sở lý luận này, cách thức áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, cần xác định theo các điều kiện sau đây:
– Tranh chấp đang được xem xét giải quyết thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự (Quan hệ về tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và quan hệ về nhân thân phi tài sản);
– Các bên tranh chấp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, pháp luật không có quy định, không có tập quán, không có quy định để áp dụng tương tự, không có án lệ. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng thuộc tòa án các cấp.
– Áp dụng lẽ công bằng căn cứ vào từng tranh chấp riêng biệt, thậm chí những tranh chấp cùng loại thì việc áp dụng lẽ công bằng cũng không như nhau. Áp dụng lẽ công bằng cần thiết và quan trọng là việc xác định chủ thể thuộc các bên tranh chấp, có tính đến những người yếu thế và tính phức tạp, quy mô về tài sản của tranh chấp và tính thực tế, khách quan của sự kiện phát sinh là những tranh chấp cần phải được giải quyết cho phù hợp với đạo lý thông thường.
2.2. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng:
Theo quy định hiện hành, thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng thuộc toà án đang xét xử vụ án. Để bảo bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình giải quyết tranh chấp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Khi áp dụng lẽ công bằng, toà án có vai trò quan trọng trong việc điều khiển quá trình tranh tụng và tuân theo những nguyên tắc, thủ tục tố tụng dân sự, bảo đảm quyền bình đẳng của các bên đương sự trong quá trình tranh tụng. Trong quá trình tranh tụng để áp dụng lẽ công bằng, chủ toạ phiên toà phải tạo mọi điều kiện cần thiết cho những người tham gia tranh tụng bày tỏ quan điểm của mình và có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến, chứng cứ không liên quan đến vụ án.
Như vậy, việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự có những nội dung, phương thức tranh tụng tại phiên toà cũng không có sự khác biệt nào so với các tranh chấp dân sự có sẵn quy phạm pháp luật để viện dẫn áp để giải quyết tranh chấp. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên toà giải quyết tranh chấp bằng việc áp dụng lẽ công bằng cũng tuân theo quy định tại Điều 247 BLTTDS năm 2015.
Khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi rõ những yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền, nghĩa vụ liên quan để qua đó căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã xem xét tại phiên toà, kết quả tranh tụng tại phiên toà để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những sự kiện để áp dụng lẽ công bằng. Căn cứ phán quyết của toà án là dựa trên lẽ công bằng, các yếu tố của lẽ công bằng được mô tả, viện dẫn áp dụng. Thay vì viện dẫn điều luật trong các vụ tranh chấp có luật để áp dụng hoặc có tập quán để áp dụng hoặc có luật để áp dụng tương tự hoặc có án lệ để áp dụng, thì trường hợp lẽ công bằng được áp dụng để giải quyết tranh chấp cũng phải được toà án xác định rõ.
Căn cứ vào quyết định của bản án sơ thẩm được áp dụng lẽ công bằng để giải quyết, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện cũng có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo quy định tại Điều 271 BLTTDS năm 2015 như đối với các bản án thông thường khác. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm áp dụng lẽ công bằng là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án và thời hạn kháng cáo cũng tuân theo quy định tại Điều 273 BLTTDS năm 2015.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng lẽ công bằng:
Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng về mặt pháp lý của các bên chủ thể. Quyền bình đẳng của các bên chủ thể trong tranh chấp được xác định dựa vào tiêu chí lẽ công bằng. Vì vậy, cần xác định những yếu tố tác động, ảnh hưởng việc xác định lẽ công bằng sau đây:
– Cần xác định rõ điều kiện, hoàn cảnh về không gian và thời gian các bên chủ thể xác lập quan hệ hoặc những sự kiện phát sinh do ý chí chủ quan của một bên hoặc cả hai bên trong một quan hệ pháp luật cụ thể về tài sản hoặc về nhân thân. Từ cơ sở xác định này, để có căn cứ xác định mối quan hệ phổ biến, quan hệ nhân quả của sự kiện phát sinh và hậu quả pháp lý xảy ra. Yếu tố ý chí của các bên chủ thể cần phải xác định rõ là ý chí chủ quan hay hoàn cảnh khách quan ngoài ý chí của chủ thể theo đó sự kiện pháp lý phát sinh theo ý muốn hay ngoài ý muốn của chủ thể để có căn cứ áp dụng lẽ công bằng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của một bên hoặc lợi ích của người thứ ba.
– Xác định cụ thể những nguyên nhân khách quan mà quyền, lợi ích hợp pháp của một bên trong quan hệ pháp luật dân sự bị thiệt thòi. Nguyên nhân khách quan có thể là hành vi của người thứ ba hoặc do sự biến pháp lý tương đối hoặc tuyệt đối cụ thể mà hậu quả của nó xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng hoặc đáng lẽ có được nhưng bị mất mát, bị giảm sút không chính đáng.
– Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp về tài sản và nhân thân, cần xác định mức độ nhận thức của chủ thể do điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình chi phối hoặc do năng lực nhận thức của cá nhân mà dẫn đến những tranh chấp dân sự.
– Năng lực của thẩm phán áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự là người có năng lực nhận thức nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, ngoài kiến thức về chuyên môn pháp luật là bắt buộc đối với thẩm phán.
– Xác định các yếu tố là nguyên nhân dẫn đến quyền, lợi ích của một bên bị thiệt hoặc lợi ích của người thứ ba bị xâm phạm nếu trong điều kiện bình thường thì những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của chủ thể được bảo đảm thực hiện nhưng lại bị mất đi không chính đáng, không do lỗi của chủ thể.