Mẹ tôi mất có để lại di chúc miệng là tôi được hưởng mảnh đất đó. Vậy tôi có được hưởng phần thừa kế đó không?
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ em mất được 2 tuần, trước lúc mất mẹ có nói để lại mảnh đất và sổ tiết kiệm tại ngân hàng cho em, lúc ấy có rất nhiều hàng xóm và Cha đạo (vì mẹ em theo đạo) có mặt và chứng kiến. Nhưng vì sau đám tang nhà em cũng bận nên chưa đi làm di chúc của mẹ em. Giờ em phải làm thế nào để đứng tên tài sản của mẹ em. Nhà em còn bà ngoại năm nay đã 83 tuổi và bố em, em là con một, mọi người đều đồng ý để em đứng tên tài sản đó.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Di chúc miệng được coi là hợp pháp, được xác định là căn cứ để giải quyết tranh chấp về thừa kế cần phải dựa vào khoản 5 điều 652 – “Bộ luật dân sự 2015”, cụ thể là:
Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Tuy nhiên, trường hợp gia đình chị đã để quá hạn để thực hiện hợp thức hóa di chúc miệng. Có nghĩa là trường hợp này được coi như mẹ chị mất đi và không để lại di chúc. Và hàng thừa kế di sản của mẹ chị gồm: Bà ngoại chị, bố chị, và chị.
Nguyện vọng của gia đình (những người thừa kế) và chị là muốn để chị hưởng toàn bộ di sản của chị một cách hợp pháp thì cần làm như sau:
Thứ nhất: Gia đình (những người thừa kế) cần đi khai nhận đi sản, phân chia di sản thừa kế:
* Thẩm quyền: Gia đình chị có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sở hữu nhà ở tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản.
* Người thực hiện: theo Điều 676 Bộ luật Dân sự (Bà ngoại, bố chị và chị).
* Hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Các giấy tờ liên quan đến di sản khác;
– Giấy chứng tử của mẹ chị;
– Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …)
Sau khi phân chia, tài sản sẽ được chia cụ thể cho từng người thuộc hàng thừa kế, mỗi người đều có quyền riêng đối với tài sản mà mình được hưởng. Tuy nhiên, đối với trường hợp di sản là Bất động sản, thủ tục này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền (vì có các tỉnh, thành phố đều có quy định diện tích tối thiểu được phép chia tách).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai: Từ chối nhận di sản thừa kế:
“Điều 642. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”.
Người từ chối: Bà ngoại và bố chị sẽ làm văn bản từ chối quyền nhận di sản thừa kế. Có nghĩa là bà và bố sẽ từ chối hết phần di sản của mình và người thừa kế còn lại – là chị sẽ nhận toàn bộ phần di sản của mình, bố và bà ngoại.
+ Sau một thời gian niêm yết (trước là 30 ngày), nếu không có tranh chấp, kiếu nại gì, Công chứng viên sẽ lập văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định, từ chối nhận di sản.
+ Việc còn lại là chị cầm các giấy tờ về khai nhận, phân chia, từ chối di sản; Giấy tờ tùy thân, giấy tờ sở hữu tài sản của mẹ chị để làm thủ tục đăng ký sang tên theo quy định.