Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh:
“Điều 38. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính
1. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người muốn tham gia phải trả một khoản tiền hoặc trả bất kỳ một khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp trừ tiền mua tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 6 của
d) Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
e) Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
g) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp;
h) Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp quy mô hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.”
Về thẩm quyền xử lý vi phạm, quy định của pháp luật như sau:
+ Điều 49
“ Cơ quan quản lý cạnh trạnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
…d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh; …”
+ Điều 42 Nghị định 120/2005/NĐ-CP:
“ Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh:
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
d) Buộc đối tượng vi phạm phải cải chính công khai.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.”
Như vậy, nếu nắm vững bản chất của hoạt động bán hàng đa cấp sẽ không khó khăn để có thể nhận biết các dấu hiệu của bán hàng đa cấp bất chính và trên cơ sở đó có thể đề ra chính sách quản lý thích hợp. Có thể nói, pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật điều chỉnh về hoạt động bán hàng đa cấp bất chính nói riêng đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ để loại trừ hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hợp pháp hoạt động. Trước những bước tiến nhanh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc tham gia WTO, Việt Nam sẽ có các cam kết về mở cửa thị trường, trong đó có phân ngành bán lẻ dưới hình thức bán hàng đa cấp. Sẽ có nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức bán hàng đa cấp của nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước theo lộ trình thực hiện cam kết. Việc xác định và ngăn chặn được hoạt động phi pháp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, do vậy, càng trở nên cấp thiết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Những vấn đề pháp lý cơ bản về bán hàng đa cấp
– Bắt đặt cọc khi tham gia bán hàng đa cấp có sai phạm không?
– Chấm dứt hợp đồng bán hàng đa cấp có phải thông báo không?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: