Điều kiện hưởng lương hưu? Cách đóng bảo hiểm để được hương hưu cao nhất? Thủ tục chuyển địa điểm hưởng lương hưu sang tỉnh khác?
Ở Việt Nam chế độ Hưu trí là chế độ chi trả lương hưu cho người lao động đã hết tuổi làm việc theo quy định của pháp luật. Nhằm đảm bảo lao động khi về già có các chi phí tri trả cho những nhu cầu của cuộc sống cơ bản, đây được coi là chế chộ người lao dộng được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Vậy, bảo hiểm xã hội là gì và Thủ tục chuyển địa điểm hưởng lương hưu sang tỉnh khác được quy định như thế nào? Dưới đây Công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về vấn đề này
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Lao động 2019
Luật Bảo hiểm xã hôi 2018
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Điều kiện hưởng lương hưu
1.1. Quy định về điều kiện hưởng lương hưu hiện nay
Sau khi
+ Trường hợp Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật
+ Trường hợp Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tối thiểu 5 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Trường hợp Người lao động có độ tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định trong trường hợp thông thường nhưng có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
+ Trường hợp Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở địa phương có tham gia BHXH, khi nghỉ việc có đủ 15-20 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu như quy định.
Người bị nhiễm HIV do rủi ro, tai nạn nghề nghiệp trong khi thực hiện công việc. và bên cạnh đó Người lao động thuộc nhóm đối tượng (5), (6) và có đủ 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng lương hưu khi thuộc các trường hợp sau đây:
+ Các Lao động có độ tuổi thấp hơn 05 tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật hiên hành trừ trường hợp các luật sau đây có quy định khác:
+ Lao động có độ tuổi thấp hơn 05 tuổi nghỉ hưu theo quy định của phap luật và có tối thiểu 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định, hoặc có đủ 15 năm làm việc ở khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, bao gồm cả khu vực có hệ số phụ cấp từ 0,7 trở lên.
Người bị nhiễm HIV do rủi ro, tai nạn nghề nghiệp trong khi thực hiện công việc.
1.2. Một số quy định về điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi áp dụng từ năm 2021 mà người lao động cần biết.
Người lao động thuộc nhóm (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9) khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được hưởng lương hưu với mức thấp hơn trường hợp thông thường nếu thuộc các trường hợp:
Độ tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi nghỉ hưu quy định và bị suy giảm khả năng lao động từ 60% – dưới 81% và đối với Độ tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi nghỉ hưu quy định và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên Các Có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Trường hợp Người lao động thuộc nhóm (5), (6) khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được hưởng lương hưu với mức thấp hơn trường hợp thông thường nếu thuộc các trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất đó là Có độ tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi nghỉ hưu so với quy định.
+ Trường hợp thứ hai đó là Có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. cách đóng bảo hiểm để được hương hưu cao nhất
Căn cứ dựa trên
Theo quy định tại Điều 54
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.
2.2. Cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa theo quy định
Số năm đóng Bảo hiểm xã hội đẻ hưởng lương tối đa
= (Số năm đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng lương 45%, xét theo năm về hưu)15
Như vậy, đối với đối tượng lao động nam đủ điều kiện về hưu năm 2021, và đóng đủ 34 năm Bảo hiểm xã hộ sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội, đây là tỷ lệ tối đa. Lao động nam đủ điều kiện về hưu năm 2022 trở đi, đóng đủ 35 năm Bảo hiểm xã hội mới nhận được lương hưu tối đa.
Lao động nữ đủ điều kiện về hưu từ năm 2018 trở đi, đóng đủ 30 năm Bảo hiểm xã hộ sẽ nhận được lương hưu tối đa.
Nếu người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu thì theo nguyên tắc mức hưởng lương hưu được tính như trên với mức tối đa 75%; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Vì vậy những trường hợp bị trừ tỷ lệ lương hưu sẽ không được hưởng lương hưu với mức tối đa.
Lưu ý: Đối với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, và về hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu thì theo nguyên tắc mức hưởng lương hưu được tính như trên với mức tối đa 75%; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Vì vậy những trường hợp bị trừ tỉ lệ lương hưu sẽ không được hưởng lương hưu với mức tối đa.
3. Thủ tục chuyển địa điểm hưởng lương hưu sang tỉnh khác
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp vấn đề sau:
Hiện nay, bố tôi đang được nhận lương hưu tại Hà Nội. Vì bố tôi có chuyển về sống tại quê nhà ở Hà Nam. Bố tôi đã già, việc đi lại nhận lương trên Hà Nội khó khắn vì vậy bố tôi muốn chuyển lương hưu từ Hà Nội về Hà Nam để nhận. Vậy tôi cần phải làm những thủ tục gì?
Luật sư tư vấn:
Thứ 1. Bố của bạn cần thực hiện các bước:
Bước 1: Bố của bạn cần làm: Giấy đề nghị thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp Giấy đề nghị cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc gửi theo đường bưu điện đến BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng Đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu.
Bước 3:
1. BHXH cấp huyện: Tiếp nhận đủ hồ sơ từ người lao động, chuyển BHXH tỉnh, thành phố;
2. BHXH tỉnh, thành phố: Tiếp nhận hồ sơ từ BHXH cấp huyện hoặc từ người lao động, hoàn thiện hồ sơ chuyển theo đường công vụ đến BHXH tỉnh, thành phố nơi người lao động chuyển đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
BHXH cấp tỉnh sẽ lập hồ sơ giải quyết theo quy đinh Điều 23 Quyết định số 777/QĐ-BHXH và chuyển tới BHXH tỉnh, thành phố nơi người lao động chuyển tới trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Bước 4. BHXH tỉnh, thành phố nơi người lao động chuyển đến cư trú khi nhận được hồ sơ của người lao động, lập Thông báo cho người lao động đến làm thủ tục đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng trong thời hạn 3 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 5: Người lao động khi nhận được Thông báo đến cơ quan BHXH nơi cư trú (ghi trong địa chỉ Thông báo) để làm thủ tục đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Thứ 2: Lệ phí
Bố bạn sẽ không mất lệ phí khi thực hiện thủ tục trên.
Thứ 3. Căn cứ pháp lý:
1. Luật Bảo hiểm xã hôi 2018
2. Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thủ tục chuyển địa điểm hưởng lương hưu sang tỉnh khác và các thông tin pháp lý liên quan khác về Thủ tục chuyển địa điểm hưởng lương hưu sang tỉnh khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành