Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý quan trọng về việc công nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình cấp sổ đỏ cũng không tránh khỏi các sai sót không đáng có. Vậy khi sổ đỏ có sai sót thì trường hợp nào được làm thủ tục đính chính? Trình tự thủ tục thực hiện đính chính sổ đỏ như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Những trường hợp phải đính chính sổ đỏ:
- 2 2. Thủ tục đính chính thông tin sổ đỏ:
- 3 3. Hồ sơ thực hiện thủ tục đính chính sổ đỏ:
- 4 4. Thủ tục xin đính chính thông tin địa chỉ trên sổ đỏ:
- 5 5. Thủ tục đính chính thông tin vị trí thửa đất bị sai lệch:
- 6 6. Thủ tục đính chính thông tin tên chính và tên thường gọi trên sổ đỏ:
1. Những trường hợp phải đính chính sổ đỏ:
Căn cứ vào Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy dịnh những trường hợp đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp như sau:
“1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.”
Vậy, cơ quan có thểm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đính chính khi có sai sót về thông tin về nhân thân và sai lệch các thông tin về thửa đất với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng kí đất đai kiểm tra xác nhận
2. Thủ tục đính chính thông tin sổ đỏ:
Căn cứ vào Điều 86 Luật Đất đai quy định thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể như sau :
“Điều 86. Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
3. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy có thể hiểu thủ tục đính chính sẽ được hiểu theo các bước sau đây:
Bước 1 Người sử dụng đất nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót cho phòng đăng ký đất đai để đính chính,Nếu lỗi do người sử dụng đất thì phải có đơn đề nghị để được đính chính
Bước 2 : Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận
3. Hồ sơ thực hiện thủ tục đính chính sổ đỏ:
Theo Khoản 3 Điều 10
– Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
– Bản sao sổ hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân.
Như vậy, bạn cần làm đơn đề nghị định chính gửi tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện, kèm theo đơn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ khác chứng minh thông tin có sai lệch so với sổ hộ khẩu để đề nghị giải quyết.
4. Thủ tục xin đính chính thông tin địa chỉ trên sổ đỏ:
Xin chào Luật sư. Em định mua mảnh đất ở địa chỉ ( ví dụ: 178/28/10) nhưng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: căn hộ số 10, Nhà 5B, tập thể quân đội thì chủ hộ có phải lên công an xin bản đính chính lại địa chỉ nhà trước khi ra phòng công chứng chuyển nhượng lại nhà cho em không? Em cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định đính chính, thu hồi giấy chứng nhận đã cấp như sau:
Như vậy, theo quy định, khi có sai sót thông tin về thửa đất, cụ thể ở đây là địa chỉ của thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác với địa chỉ của thửa đất trên thực tế thì phải tiến hành thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn dự định mua một mảnh đất, thì phát hiện ra sai sót, vì vậy, trước khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn yêu cầu người chủ sử dụng đất hiện tại làm thủ tục xin đính chính thông tin thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 86
Hồ sơ xin đính chính theo khoản 3 Điều 10
– Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về sai sót, lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận và đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
5. Thủ tục đính chính thông tin vị trí thửa đất bị sai lệch:
Tôi có 02 thửa đất số 123 và 214 liền kề nhau. Năm 2006 tôi sang nhượng cho 03 hộ khác 1 phần đất tại thửa 123 nhưng cơ quan làm hồ sơ chuyển nhượng lại nhầm sang thửa 214 và trên 03 sổ đỏ của 03 hộ tôi đã sang nhượng là thuộc phần đất tại thửa 214 tách ra còn đất mà 03 hộ tôi sang nhượng trước đó đang canh tác sử dụng thực tế thì vẫn tại thửa 123. Vậy tôi muốn sửa lại cho đúng vị trí đất tôi sang nhượng thì phải làm những gì??
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 106
Như vậy, với trường hợp của bạn có thể hiểu thời điểm bạn sang nhượng mảnh đất 123, cơ quan có thẩm quyền đã ghi nhầm trong hồ sơ là mảnh đất 214, do vậy bạn cần phải làm thủ tục đính chính vì có sai sót thông tin về thửa đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai.
Theo Điều 86
– Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp có sai sót cho văn phòng đăng ký đất đai để đính chính.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót, lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào giấy chứng nhận đã cấp sai sót, đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Về hồ sơ cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi giấy chứng nhận được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
6. Thủ tục đính chính thông tin tên chính và tên thường gọi trên sổ đỏ:
Tôi có làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên trong giấy lại ghi tên thường gọi của tôi mà không ghi tên chính của tôi. Sổ hộ khẩu của tôi ghi tên chính của tôi. Bây giờ tôi phải làm thế nào? Trong trường hợp tôi muốn chuyển quyền sử dụng đất mảnh đất đó thì có ảnh hưởng gì không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 106
Về thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 86
“Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính”.
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận thì hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:
“a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng”
Như vậy, theo các quy định trên, khi phát hiện phần tên chủ sử dụng có sai sót thì bạn cần làm đơn đề nghị đính chính gửi tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện, kèm theo đơn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ khác chứng minh thông tin có sai lệch. Trong trường hợp của bạn bị sai tên trong sổ hộ khẩu thì cần nộp Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu để đề nghị giải quyết. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Sau khi đính chính sổ đỏ thống nhất một tên cùng với sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, theo quy định của pháp luật, bạn có thể thực hiện các thủ tục như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế bất động sản.
* Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai 2013
– Nghị định 43/2014/ND-Cp
– Thông tư 24/2014/TT-BTNVMT