Việc ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi giữa kỳ môn Vật lý lớp 12 giúp học sinh củng cố lại kiến thức cũng như biết được những thiếu xót trong quá trình học của mình. Dưới đây là đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 12 mới nhất có đáp án dành cho các bạn học sinh tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Cách đạt điểm cao ôn thi giữa kỳ môn Vật lý 12:
– Học lý thuyết chắc chắn: Để có thể làm tốt bài thi vật lý, bạn cần nắm vững kiến thức lý thuyết cơ bản, các định luật vật lý, công thức và đại số vector. Hãy dành thời gian để hiểu rõ những khái niệm này, tìm hiểu cách áp dụng chúng vào các bài tập và bài toán.
– Tập trung vào các chương trọng tâm: Hãy xác định các chương trọng tâm trong môn Vật lý, các chương thường được hỏi đến nhiều trong kỳ thi. Tập trung học và làm bài tập ở những chương này để nắm vững kiến thức, tăng khả năng giải quyết các bài tập.
– Luyện tập nhiều: Sau khi nắm vững lý thuyết, bạn cần thường xuyên luyện tập để rèn luyện kỹ năng giải các bài tập và bài toán. Hãy tìm các tài liệu ôn tập, đề thi mẫu, sách bài tập… để có thể thực hành nhiều.
– Xây dựng kế hoạch học tập: Hãy lên kế hoạch học tập cho mình, bao gồm thời gian học, tập trung vào các chương trọng tâm và luyện tập nhiều. Kế hoạch càng chi tiết, càng giúp bạn có thể tự động hóa việc học tập và đạt hiệu quả tốt hơn.
– Học cách giải quyết các bài tập và bài toán: Trong kỳ thi, bạn sẽ gặp các bài tập và bài toán khác nhau. Hãy học cách phân tích, suy luận và giải quyết chúng một cách chính xác và nhanh chóng.
2. Đề cương ôn tập giữa kỳ 1 môn Vật lý 12:
2.1. Trắc nghiệm:
Câu 1. Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như
cũ gọi là:
A. Chu kì dao động. B. Pha ban đầu. C. Tần số dao động. D. Tần số góc
Câu 2. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cosωt (x tính bằng cm). Chất điểm dao
động với biên độ
A. 8 cm. B. 4 cm. C. 2 cm. D. 1 cm.
Câu 3. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 12 cm. Dao động này có biên độ là
A. 3 cm. B. 24 cm. C. 6 cm. D. 12 cm.
Câu 4. Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc đơn không phụ thuộc vào
A. khối lượng quả nặng.
B. gia tốc trọng trường.
C. chiều dài dây treo.
D. vị trí địa lý.
Câu 5. Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của vật: biên độ, vận tốc,
gia tốc, động năng thì đại lượng không thay đổi theo thời gian là
A. vận tốc B. động năng C. gia tốc D. biên độ
Câu 6. Một vật nhỏ dao động điêu hòa theo phương trình: x=Acos10t (t tính bằng s). Tại t=2s, pha của
dao động là:
A. 5rad B. 10rad C. 40rad D. 20rad
Câu 7. Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi
A. Cùng pha với li độ.
B. Sớm pha π/2 so với li độ.
C. Ngược pha với li độ.
D. Trễ pha π/2 so với li độ.
Câu 8. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 8cos( 10πt – π/2) cm. Gốc thời gian là lúc
A. Vật ở vị trí biên âm.
B. Vật ở vị trí biên dương.
C. Vật qua VTCB theo chiều dương.
D. Vật qua VTCB theo chiều âm.
Câu 9. Thế năng của một dao động điều hoà có li độ biến thiên với chu kì T thì sẽ
A. Biến đổi theo thời gian dưới hàm bậc nhất..
B. Biến đổi tuần hoàn với chu kỳ T.
C. Không biến đổi theo thời gian.
D. Biến đổi tuần hoàn theo thời gian với tần số 2f.
Câu 10. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc ω. Cơ năng của con lắc là một đại lượng:
A. không thay đổi theo thời gian.
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc ω
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 2ω
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 2
Câu 11. Một vật dao động điều hòa đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên dương thì:
A. Độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.
B. Vận tốc ngược chiều với gia tốc.
C. Vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm.
D. Độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm.
Câu 12. Điều kiện dao động điều hoà của con lắc đơn là
A. Bỏ qua ma sát. B. Bỏ qua ma sát và biên độ góc α ≤ 10o.
C. Biên độ góc α ≤ 30o. D. Bỏ qua ma sát và biên độ góc α ≤ 30o.
Câu 13. Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gia tốc của vật dao động điều hòa triệt tiêu khi ở vị trí biên.
B. Vận tốc của vật dao động điều hòa triệt tiêu khi qua vị trí cân bằng.
C. Gia tốc của vật dao động điều hòa có giá trị cực đại ở vị trí cân bằng.
D. Lực đàn hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn luôn hướng về vị trí cân bằng.
Câu 14. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng 0. Khi nói về gia tốc của vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Gia tốc có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ của vật.
B. Vectơ gia tốc luôn cùng hướng với vectơ vận tốc
C. Vectơ gia tốc luôn hướng về vị tri cân bằng.
D. Gia tốc luôn ngược dấu với li độ của vật.
Câu 15 . Một vật dao động điều hòa thì pha của dao động
A. là hàm bậc nhất của thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. không đổi theo thời gian. D. là hàm bậc hai của thời gian.
Câu 16. Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.
B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.
C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.
D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.
Câu 17. Dao động tắt dần
A. có biên độ giảm dần theo thời gian. B. luôn có lợi.
C. có biên độ không đổi theo thời gian. D. luôn có hại.
Câu 18. Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10πt thì xảy ra hiện tượng
cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là
A. 10π Hz. B. 5π Hz. C. 5 Hz. D. 10 Hz.
Câu 19. Sự cộng hưởng dao động xảy ra khi
A. Hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực lớn.
B. Dao động trong điều kiện không có ma sát.
C. Ngoại lực tác dụng lên hệ dao động biến thiên tuần hoàn.
D. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.
Câu 20: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
A. làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
B. tác dụng ngoại lực tuần hoàn theo thời gian vào vật.
C. kích thích lại dao động sau khi dao động đã tắt hẳn.
D. dùng một cơ cấu đặc biệt để cung cấp thêm năng lượng sau mỗi chu kì dao động.
Câu 21: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc
A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật.
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật.
C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật.
D. lực cản tác dụng lên vật dao động cưỡng bức.
Câu 22. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao đông.
D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.
Câu 23. Sóng ngang là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất
A. trùng với phương truyền sóng.
B. nằm ngang.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.
Câu 24. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là
A. vận tốc truyền sóng.
B. bước sóng.
C. độ lệch pha.
D. chu kỳ.
2.2. Tự luận:
Câu 85. Ở nơi mà con lắc đơn có chiều dài 1 m dao động với chu kì là 2 s thì con lắc đơn có chiều dài 3 m dao động với chu kì là bao nhiêu?
ĐS: T’ = 3,464 s.
Câu 87. Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu?
ĐS: 3,96%
Câu 88. Một sợi dây dài 2 m, một đầu cố định, đầu còn lại A gắn vào nguồn dao động với chu kì 1/50 s. Người ta đếm được tất cả có 5 nút sóng, đầu A xem là một nút sóng. Tính vận tốc truyền sóng trên dây.
ĐS: 50 m/s.
Câu 89. Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Tìm số bụng sóng trên dây.
Câu 90. Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là một nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Tìm số nút và số bụng trên dây (kể cả hai đầu).
ĐS: 5 nút 4 bụng.
Câu 91. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 80 N/m và vật nhỏ có khối lượng 0,2kg. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Chọn gốc tọa
độ tại vị trí cân bằng, chiều dương là chiều kéo vật, gốc thời gian là lúc thả vật. Viết phương trình dao động của con lắc.
—— HẾT ——
ĐÁP ÁN
1 | A | 6 | B | 11 | D | 16 | C | 21 | C | 26 | B | 31 | D | 36 | A |
2 | A | 7 | B | 12 | C | 17 | B | 22 | C | 27 | A | 32 | D | 37 | A |
3 | A | 8 | C | 13 | D | 18 | B | 23 | A | 28 | A | 33 | D | 38 | B |
4 | D | 9 | A | 14 | A | 19 | A | 24 | A | 29 | D | 34 | A | 39 | D |
5 | A | 10 | B | 15 | C | 20 | B | 25 | A | 30 | A | 35 | A | 40 | B |
3. Ma trận đề thi giữa học kỳ 1 môn Vật lý 12:
STT | Nội dung kiểm tra | Mức độ nhận thức | Tổng câu | Chú ý | ||||
| Chương/chủ đề | Bài học | NB | TH | VD | VDC |
|
|
01 |
Dao động cơ | Dao động điều hòa | 2 | 2 | 1 | 1 | 6 |
|
|
| Con lắc lò xo | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 |
|
|
| Con lắc đơn | 1 | 1 | 1 |
| 3 |
|
|
| Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức | 1 |
|
|
| 1 |
|
|
| Tổng hợp dao động | 1 | 1 | 1 |
| 3 |
|
|
| Thực hành |
|
|
|
|
|
|
02 |
Sóng cơ và sóng âm | Sóng cơ và sự truyền sóng cơ | 1 | 1 | 1 |
| 3 |
|
|
| Giao thoa sóng | 1 | 1 |
| 1 | 3 |
|
|
| Sóng dừng | 1 | 1 | 1 |
| 3 |
|
|
| Đặc trưng vật lí của âm | 1 | 1 |
|
| 2 |
|
|
| Đặc trưng sinh lí của âm | 1 |
|
|
| 1 |
|
Tổng câu |
|
| 12 | 9 | 6 | 3 | 30 |
|