Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng tiêu biểu. Tác phẩm của ông mang đậm dấu ấn của thời đại. Bài thơ Ta đi tới sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Viết đoan văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ Ta đi tới
Mục lục bài viết
1. Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới cảm xúc:
Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tác giả đã sáng tác bài thơ vào khoảng tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hoàn toàn kết thúc, khi niềm vui chiến thắng lan toả đến khắp mọi miền tổ quốc đã khơi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không ngủ” nhà thơ đã bày tỏ niềm vui sướng, tự hào khi đạt được chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc. Hình ảnh trung tâm của đoạn thơ “ta đi” kết hợp với một loại các địa danh cùng tồn tại đã giúp cho cảm xúc của tác giả trở nên phong phú hơn bao giờ hết, đó là niềm vui chiến thắng đã tràn ngập trên khắp mọi miền của tổ quốc. Khi đọc bài thơ, người đọc có lẽ cũng vui lây niềm vui của lúc bấy giờ. Tố Hữu giống như một người hướng dẫn viên du lịch, đưa người đọc quay trở lại với miền ký ức xa xưa. Lịch sử đã ghi dấu dân tộc Việt Nam với tinh thần kiên cường, bất khuất đã làm tan nát bao nhiêu bóng quân thù xâm lược, đổ biết bao giọt mồ hôi để giành lấy nền tự do cho Tổ quốc. Không chỉ thế, tác giả cũng gửi gắm lời nhắn nhủ mỗi con người Việt Nam dẫu có đi đâu thì chúng ta luôn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có thế nào đi nữa dòng máu con người Việt Nam luôn chảy trong tim, ta vẫn mãi là “dân Cụ Hồ”, hãy sống làm sao cho xứng với nguồn cội ấy.
2. Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới ý nghĩa:
“Ta đi tới” là một bài thơ rất hay của Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ vào khoảng tháng 8 năm 1954 để ngợi ca chiến thắng vang dội của dân tộc và suy tư, trăn trở cho tương lai đất nước trong trang sử mới. Đất nước trong con mắt của mỗi người được thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Và với Tố Hữu cũng thế, tác giả đã lật giở cả ngàn trang lịch sử của đất nước giúp ta cảm nhận được đất nước ngày hôm nay tươi đẹp biết bao nhiêu. Hàng loạt các con đường đã được đặt tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên. .., đó là các con đường đã in hằn vết chân của bao người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước thanh bình thật sự làm cho trái tim nhà thơ xao xuyến, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp quá, Đất nước ta ơi!”. Hay cả một đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy hết đồi cây xanh giờ đã thành rừng trúc, nương chè xanh thắm ngút ngàn làm người đọc không khỏi ngậm ngùi, xót xa. Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bùi ngùi ôn lại ký ức về những ngày tháng đấu tranh dũng cảm, bất khuất. Dân tộc Việt Nam với một lòng kiên cường, anh dũng đã làm tan nát bao bóng quân thù hắc ám, đổ biết bao nhiêu giọt mồ hôi để giành lấy nước Việt Nam độc lập. Những câu thơ cuối cùng chứa đựng nhiều suy ngẫm của tác giả nhắc lại ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam khi đối diện với kẻ thù xâm lược và tấm lòng son sắt của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà. Bài thơ “Ta đi tới” thực sự là một tác phẩm hay, mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc.
3. Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới ngắn gọn:
Ta Đi Tới được ra đời vào khoảng tháng 8 năm 1954, trong một thời điểm chói sáng của lịch sử Việt Nam. Đây không chỉ là một sự bắt đầu mới mẻ, mà còn là một điểm mốc quan trọng tôn vinh chiến thắng kiên cường mà quân đội và nhân dân Việt Nam đã cùng nhau khắc tạo. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một bài thơ, mà còn là một biểu tượng vĩ đại, nâng niu tinh thần của một thời đại đang bừng cháy.
Cứ mỗi lần đọc, người đọc lại càng thấu hiểu sâu hơn về con người và phong cách sáng tạo thơ ca của nhà thi nhân tài hoa – Tố Hữu. Bằng những từ ngữ mộc mạc, giản dị nhưng đầy ẩn chứa ý nghĩa, tác giả khắc họa một hình ảnh rõ nét về tinh thần dân tộc, sự kiên định và quyết tâm không ngừng nghỉ của người dân Việt Nam.
Những câu thơ vang lên không chỉ đơn thuần là tiếng nói của tác giả mà còn là tiếng nói của toàn bộ một dân tộc anh hùng, một Việt Nam đầy dũng cảm. Chúng đã trải qua muôn vàn khó khăn, những đau thương và cả những khoảnh khắc hạnh phúc tột cùng. Với lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần anh dũng, quyết tâm đấu tranh vì sự giải phóng đất nước, không chỉ riêng nhà thơ cách mạng Tố Hữu mà còn toàn thể các chiến sĩ trên chiến trường. Họ vững bước trên con đường kháng chiến, không ngần ngại khó khăn, không sợ gian khó, vì họ biết rằng họ là người thực hiện điều đó với một tấm lòng vĩ đại, vì nước, vì nhân dân.
4. Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới hay nhất:
Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu là một tác phẩm hết sức độc đáo và đặc sắc. Khi đọc bài thơ này, em không thể nào kìm nén nổi những xúc cảm trong lòng. Đầu tiên, bài thơ mang đến cho em một cảm giác vô cùng mới mẻ và mạnh mẽ. Từ những câu thơ ngắn nhưng giàu cảm xúc, Tố Hữu đã khéo thể hiện ý chí mạnh mẽ và nghị lực của mình trong cuộc sống. Em cảm nhận thấy sự lạc quan và quyết tâm trong mỗi vần thơ, khiến em cảm thấy dường như mình cũng có thể vượt qua mọi trở ngại và đi tới thành công. Không những vậy, bài thơ “Ta đi tới” cũng gợi lên trong em một cảm giác nhẹ nhàng và thân thương. Tố Hữu đã sử dụng các từ ngữ đẹp đẽ và trong sáng để diễn tả cuộc sống của con người. Em cảm nhận được ước mơ và hi vọng trong mỗi câu thơ, như một lời cổ vũ và động viên giúp chúng ta thêm tin vào cuộc sống và hướng về phía trước. Đặc biệt là bài thơ “Ta đi tới” đã khiến em nhớ đến đất nước cùng những kỷ niệm ấu thơ. Từng câu thơ như một dòng chảy của thời gian, dẫn em quay trở lại quá khứ, nơi có biết bao kỷ niệm đẹp đẽ và ngọt ngào. Em cảm nhận được cái ấm áp và ngọt ngào của mỗi câu thơ, khiến em nhớ đến những năm tháng thơ ấu cùng tình cảm dành cho quê hương. Tóm lại, bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu đã gợi lên trong em những xúc cảm mãnh liệt, từ sự mạnh mẽ và mãnh liệt, đến cảm giác ấm áp và thân thương, gần gũi với những kỷ niệm đáng nhớ. Đó là một tác phẩm xứng đáng được đọc và nghiền ngẫm, giúp ta thêm tự tin và hướng tới phía trước trong cuộc đời.
5. Đoạn văn cảm nhận bài thơ Ta đi tới tình cảm:
Đặng Thai Mai, bà đã từng có nhận xét rằng “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó vừa là sở trường và cũng là phong cách riêng của Tố Hữu trong thơ ca “.Thật vậy, Tố Hữu được xem là cây đại thụ của nền văn học thơ ca Việt Nam, những sáng tác của ông thể hiện một lẽ sống lớn, tâm hồn cao đẹp của biết bao con người cách mang. Thơ ông phản ánh và ghi lại những tháng ngày đầy gian truân nhưng mà vẻ vang, hào hùng của dân tộc ta.
Bài thơ Ta Đi Tới được, nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954. Qua đó, tác giả ca ngợi chiến thắng oanh liệt đồng thời gợi mở những suy ngẫm cho chặng đường phía trước. Tác phẩm không những chứa đựng nguồn cảm hứng thời đại mà còn có tính hình tượng cao. Càng đọc bài thơ, độc giả càng thêm thấu hiểu về tâm hồn và phong cách thơ của người thi nhân – Tố Hữu.
Giống với tác phẩm
Qua từng lời thơ, độc giả có thể cảm nhận thấy, hình như càng ngày nhà thơ Tố Hữu càng nhận thức sâu sắc hơn về tinh thần dân tộc Việt Nam. Những lời thơ ấy thấm thía và cảm động biết bao nhiêu về một đất nước Việt Nam anh hùng, đã từng trải qua biết bao “gian khổ, hy sinh, anh dũng vô cùng“.
Với một lòng yêu nước nồng nàn, ý chí sắt đá, quyết tâm vì sự nghiệp thống nhất đất nước, các chiến sĩ vững bước ra đi, không sợ hiểm nguy, không ngại vất vả, dù có phải hy sinh, vẫn hết lòng vì nước vì dân.
Với một tình yêu vô bờ bến dành cho quê hương, đất nước, những hình ảnh thiên nhiên thật xinh đẹp, tươi tắn hiện ra:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca
… Đường ta đó tự do cuồn cuộn
Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi…
Tổ Quốc Việt Nam thật giàu đẹp làm sao. Những câu thơ trên đã gợi niềm vui phấn chấn, sự tự hào sâu sắc về cảnh đẹp xinh tươi của quê hương ta. “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh” đều là những hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện ở làng quê Việt Nam.
Ánh nắng soi rọi xuống dòng sông Lô tươi mát, thấp thoáng đâu đây nghe “hò ô tiếng hát”,..Con đường mà tác giả đi khi ấy không chỉ khiến tác giả vui, thích thú bởi cảnh đệp mà còn vì con đường ấy đã giành lại được tự do hòa bình, lũ giặc ngoại xâm đã bị “cuốn sạch rồi”.