Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng quy định của pháp luật về các hình thức và mức bồi thường khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng quy định của pháp luật về các hình thức và mức bồi thường khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân
Theo Điều 605, về nguyên tắc:
“Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”.
Một số hình thức bồi thường mà các bên có thể lựa chọn để áp dụng mức bồi thường được quy định trong BLDS trong trường hợp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, đó là:
– Bồi thường bằng tiền: Đây là hình thức bồi thường được áp dụng phổ biến trong các trường hợp bồi thường bằng hiện vật không thể thực hiện được. Đặc biệt đối với những thiệt hại xâm phạm đến quyền nhân thân như gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm thì không có hiện vật nào thay thế được. Do đó, tất cả những chi phí nhằm phục hồi danh dự, nhân phẩm của người bị thiệt hại đều được tính thành một khoản tiền buộc người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường.
– Bồi thường bằng việc thực hiện một công việc cụ thể nào đó: Trong trường hợp này, các bên có thể lựa chọn một công việc để làm, tiền công được coi là khoản tiền tương đương với quyền lợi bị thiệt hại.
Thông thường, việc bồi thường chỉ áp dụng hình thức bồi thường phổ biến bằng tiền bởi những thiệt hại xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với chủ thể mang ý nghĩa về tinh thần nhiều hơn. Mặt khác, không có một thứ tài sản nào khác có thể thay thế ngang bằng với danh dự, nhân phẩm của con người được. Các khoản chi phí hợp lý của người bị thiệt hại hay những chi phí đăng tin cải chính, tổn thất tinh thần …đều được tính một cách tương đối chính xác bằng một khoản tiền nhất định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2 Mức bồi thường
Khi áp dụng các quy định của pháp luật về BTTH, cần phải xem xét thực tế và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quyết định mức độ lỗi của người gây ra thiệt hại và người bồi thường thiệt hại, khả năng kinh tế thực tế của người gây thiệt hại và người bị thiệt hại để ta xem xét có nên giảm mức bồi thường hay giữ nguyên. Khi đó, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mới được đảm bảo tuyệt đối. Người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do lỗi cố ý mà mình gây ra, còn nếu vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài thì có thể được giảm mức bồi thường hoặc có thể chỉ phải bồi thường thấp hơn mức thiệt hại hoặc người bị thiệt hại cùng có lỗi
Tuy nhiên, mức bồi thường do
“ Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu
Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường” (Khoản 3 Điều 605 BLDS).
Có thể nói, danh dự, nhân phẩm của cá nhân là các yếu tố gắn liền với nhân thân chủ thể nên không thể trị giá được thành tiền. Khi người gây thiệt hại xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm thì việc buộc người gây thiệt hại cho người bị thiệt hại cũng chỉ có ý nghĩa khắc phục và khôi phục tình trạng ban đầu trước khi có hành vi gây thiệt hại.