Chuyển nhượng đất dành cho mục đích giáo dục là một quy trình phức tạp và cần phải tuân theo các quy định và sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và phải đảm bảo sử dụng hiệu quả để phục vụ cho mục tiêu giáo dục và cộng đồng. Vậy có được phép chuyển nhượng đất giáo dục không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép chuyển nhượng đất giáo dục không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2023 quy định về việc phân loại đất như sau:
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
– Nhóm đất phi nông nghiệp trong đó bao gồm các loại đất sau đây:
+ Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
+ Đất được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất xây dựng trên công trình sự nghiệp trong đó gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng ở cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong đó gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng trong đó gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng hàng hải, cảng đường thủy nội địa, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất bãi thải, đất chợ; xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
+ Đất của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Đất sông, ngòi, suối kênh, rạch và mặt nước chuyên dùng;
Theo đó, thì đất giáo dục đó là một trong nhóm đất thuộc đất phi nông nghiệp có ký hiệu tên đất là DGD.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể trường hợp nào sẽ bị nghiêm cấm hay hạn chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất giáo dục.
Do đó, đất giáo dục cũng sẽ thuộc trường hợp được phép chuyển nhượng nếu xét thấy đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện để được chuyển nhượng đất giáo dục như sau:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai và trường hợp nhận thừa kế tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2023.
– Đất được xác định là không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất hiện không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong đang thời hạn sử dụng đất.
Đồng thời, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ còn phải có đủ các điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2023.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
2. Nguyên tắc sử dụng đất giáo dục được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 147 Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2023 quy định về đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cụ thể như sau:
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan trong đó bao gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp trong đó gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.
– Việc sử dụng đất quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích.
– Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.
– Nhà nước sẽ khuyến khích việc sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.
Theo đó, thì nguyên tắc sử dụng đất giáo dục nói riêng và đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nói chung phải đảm bảo những quy định
3. Hồ sơ chuyện nhượng đất giáo dục có những giấy tờ gì?
Tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT đã cụ thể hóa rằng đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được xác định là đất được sử dụng để xây dựng các công trình phục vụ cho mục đích giáo dục và đào tạo. Vậy khi thực hiện việc chuyển nhượng loại đất này cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng sẽ cùng nhau chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các văn bản sau đây:
– Giấy tờ cá nhân:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (bên chuyển và bên nhận mỗi bên 2 bản có chứng thực)
+ Sổ hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng (02 bản có chứng thực)
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng)
– Các loại giấy tờ có liên quan đến QSDĐ và nghĩa vụ tài chính:
+ Giấy tờ chứng minh tài sản chung hay tài sản riêng (giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực)
+ Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất (01 bản chính)
+ Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính)
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính)
+ Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính)
+ Tờ khai đăng ký thuế
+ Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính)
Sau khi hồ sơ hoàn tất sẽ được nộp lên phòng Tài nguyên và Môi trường. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định, yêu cầu bổ sung nếu thiếu và tiến hành chuyển qua cơ quan có thẩm quyền xử lý các bước tiếp theo nếu hợp lệ.
4. Thủ tục mua bán/chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ đất giáo dục:
Chuyển nhượng đất dành cho mục đích giáo dục được xác định không chỉ là một thủ tục pháp lý đơn giản mà đó là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự tuân theo cẩn thận của các quy định và sự điều chỉnh từ cơ quan nhà nước. Mục tiêu hàng đầu của việc này là phải đảm bảo rằng các tài sản quan trọng, chẳng hạn như trường học và các cơ sở giáo dục khác, được sử dụng một cách hiệu quả và bền vững để phục vụ cho mục tiêu giáo dục và cộng đồng.
Bước 1: Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
Bước 2: Người làm hồ sơ sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo thông báo và nộp biên lai cho phòng Tài nguyên và Môi trường
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Sổ địa chính và ghi xác nhận vào Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trả kết quả
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia liên quan đến quy định về Có được phép chuyển nhượng đất giáo dục không? Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2023;
– Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
THAM KHẢO THÊM: