Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật phổ biến và đang có dấu hiệu gia tăng đa số ở lứa tuổi thanh, thiếu niên và có cả học sinh, sinh viên. Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi ngày càng đa dạng, tinh vi, gây không ít khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra xử lý. Vậy tàng trữ trái phép 1g ma tuý phải đi tù bao nhiêu năm?
Mục lục bài viết
1. Tàng trữ trái phép 1g ma tuý phải đi tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 đã quy định tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:
– Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người thực hiện hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều liên quan mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng được xác định từ 01 gam đến dưới 500 gam;
+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng được xác định từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, hoa, quả rễ, thân, cành của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng được xác định từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng được xác định từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng được xác định từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng được xác định từ 01 gam đến dưới 20 gam;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích được xác định từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
+ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó được xác định tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền được có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, người có hành vi tàng trữ trái phép 1g ma tuý đá mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thì có thể sẽ bị truy cứ trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Tàng trữ trái phép chất ma tuý có bị tử hình không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:
– Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng được xác định 05 kilôgam trở lên;
+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng được xác định là 100 gam trở lên;
+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng được xác định là 75 kilôgam trở lên;
+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng được xác định là 600 kilôgam trở lên;
+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng được xác định là 150 kilôgam trở lên;
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng được xác định là 300 gam trở lên;
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích được xác định là 750 mililít trở lên;
+ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
Như vậy, theo quy định hiện nay khung hình phạt cao nhất đối với tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là phạt tù chung thân, không có quy định hình phạt tử hình.
3. Tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 2, điểm a, điểm d khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
– Đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Đối với một trong những hành vi sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người nào có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
+ Người nào có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Ngoài hình thức phạt chính thì người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
– Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính
Như vậy, theo quy định này thì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp được áp dụng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
4. Tàng trữ trái phép ma tuý có được hưởng án treo không?
Nngười phạm tội tàng trữ trái phép ma tuý được Toà án có thẩm quyền xem xét hưởng án treo khi:
– Người phạm tội bị xử lý hình sự về tội này theo khung hình phạt thứ nhất là có mức phạt tù từ 01 – 05 năm.
– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện được xem xét hưởng án treo theo quy định pháp luật như: Có các tình tiết giảm nhẹ, có khả năng tự cải tạo, có nhân thân tốt, việc cho hưởng án treo không gây ảnh hưởng đến an toàn xã hội và an ninh trật tự, không gây nguy hiểm cho xã hội,…
Theo quy định pháp luật, án treo đó là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án có thẩm quyền áp dụng dựa trên các căn cứ cụ thể:
– Người được xem xét hưởng án treo phải là người bị phạt được xác định từ không quá 03 năm.
– Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội cũng như các tình tiết được giảm nhẹ và xét thấy là không cần thiết phải bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự số
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
THAM KHẢO THÊM: