Bản sao giấy chứng sinh của con là một trong các giấy tờ buộc phải có ở trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản của cả lao động nam và lao động nữ nếu như chưa làm giấy khai sinh cho con. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội thì mất giấy chứng sinh được hưởng chế độ thai sản không?
Mục lục bài viết
1. Mất giấy chứng sinh được hưởng chế độ thai sản không?
Khoản 1 Điều 4
– Chế độ ốm đau;
– Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ tử tuất.
Theo đó, chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động. Những người lao động mà được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật gồm có:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động mà có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Các cán bộ, công chức, viên chức;
– Các công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Các Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
– Các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
– Những người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Những người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con và của lao động nam khi vợ sinh con được quy định tại Điều 101 của
– Đối với lao động nữ sinh con, gồm:
+ Bản sao của giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
+ Bản sao của giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao của giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi đã sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi đã sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai nếu mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Đối với lao động nam khi vợ sinh con, gồm:
+ Bản sao của giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc trích lục khai sinh của con
+ Giấy xác nhận của chính cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc là bản tóm tắt của hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ thể hiện con chết.
Theo quy định trên thì bản sao giấy chứng sinh của con là một trong các giấy tờ buộc phải có ở trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản của cả lao động nam và lao động nữ nếu như chưa làm giấy khai sinh cho con. Mà theo quy định của pháp luật tại điểm b khoản 3 Điều 2 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BYT 2019 hợp nhất Thông tư cấp và sử dụng Giấy chứng sinh thì trường hợp mất, rách, nát Giấy chứng sinh thì khi đó bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng nếu như mất giấy chứng sinh (chưa làm thủ tục làm giấy khai sinh) thì bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh để hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì mới được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi mất giấy chứng sinh:
Như đã phân tích ở mục trên, nếu như mất giấy chứng sinh (chưa làm thủ tục làm giấy khai sinh) thì bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh để hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì mới được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Chính vì thế để được hưởng chế độ thai sản khi bị mất giấy chứng sinh thì thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh thực hiện như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ cấp lại Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ chuẩn bị hồ sơ cấp lại Giấy chứng sinh gồm có Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh (đơn đề nghị phải theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BYT cấp và sử dụng Giấy chứng sinh). Lưu ý rằng, đơn đề nghị phải có xác nhận của chính Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư
– Nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng sinh: sau khi bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ chuẩn bị xong hồ sơ cấp lại Giấy chứng sinh như đã nêu trên thì thực hiện nộp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu (nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua đường bưu chính).
– Giải quyết hồ sơ cấp lại Giấy chứng sinh: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới. Giấy chứng sinh được cấp lại sẽ phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải có xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
3. Mức hưởng chế độ thai sản khi bị mất giấy chứng sinh:
Khi bị mất giấy chứng sinh, sau khi bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ đã hoàn thành xong thủ tục cấp lại giấy chứng sinh đã nêu ở mục trên thì phải nộp bản sao giấy chứng sinh đã cấp lại (chưa làm giấy khai sinh cho con) cho người sử dụng lao động để người sử dụng lao động lập danh sách người hưởng chế độ thai sản gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội. Khi đó,
Ví dụ, Chị Trần Thị Mai sinh con vào ngày 16/3/2022, có quá trình đóng BHXH như dưới đây:
– Từ tháng 10/2021 đến tháng 01/2022 (có 4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
– Từ tháng 02/2022 đến tháng 3/2022 (có 2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị Trần Thị Mai được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi chị Trần Thị Mai nghỉ việc = ((5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2))/6 = 5.500.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi chị Trần Thị Mai nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị Trần Thị Mai là 5.500.000 đồng/tháng.
Và số tiền hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con của chị Trần Thị Mai = 5.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 33.000.000 đồng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 về Luật Bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: