Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc miễn thị thực song phương giữa các quốc gia đóng vai trò quan trọng, giúp thuận lợi hóa quá trình di chuyển và tăng cường quan hệ hợp tác. Vậy các quốc gia miễn thị thực song phương với Việt Nam là những quốc gia nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các quốc gia miễn thị thực song phương với Việt Nam là những quốc gia nào?
- 2 2. Những trường hợp nào được miễn thị thực theo quy định pháp luật?
- 3 3. Quy định về hình thức và giá trị sử dụng của thị thực như thế nào?
- 4 4. Khi quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện nào?
1. Các quốc gia miễn thị thực song phương với Việt Nam là những quốc gia nào?
1.1. Các quốc gia miễn thị thực song phương với Việt Nam:
Các quốc gia miễn thị thực song phương với Việt Nam bao gồm:
Tên nước | Ngày được miễn thị thực (Từ 15/8/2023) | Lưu trú | Thời hạn |
Thailand | 30 | Song phương | Không có |
Campuchia | 30 | Song phương | Không có |
Malaysia | 30 | Song phương | Không có |
Indonesia | 30 | Song phương | Không có |
Singapore | 30 | Song phương | Không có |
Laos | 30 | Song phương | Không có |
Philippines | 21 | Song phương | Không có |
Myanmar | 14 | Song phương | Không có |
Brunei | 14 | Song phương | Không có |
1.2. 55 quốc gia miễn thị thực cho Việt Nam là những quốc gia nào?
Theo bảng xếp hạng Henley Passport Index 2024, hộ chiếu Việt Nam xếp vị trí 87 trên 104 hạng, với 55 quốc gia và vùng lãnh thổ miễn thị thực hoặc được đơn giản hóa thủ tục như lấy thị thực tại cửa khẩu, thị thực điện tử. So với năm 2023, Việt Nam tăng 1 bậc trong xếp hạng, từ vị trí 88 và tăng 11 bậc so với năm 2022. Số quốc gia và vùng lãnh thổ miễn thị thực cho công dân Việt Nam vẫn là 55.
55 đất nước miễn thị thực cho Việt Nam khi công dân đến nhập cảnh gồm:
Đông Nam Á: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor-Leste.
Châu Á: Kazahkstan, Kyrgyzstan, Maldives, Nepal, Sri Lanka, Đài Loan (Trung Quốc), Tajikistan.
Châu Đại Dương: Quần đảo Cook, Đảo Marshall, Quần đảo Puala, Micronesia, Niue, Samoa, Tuvalu.
Khu vực Trung Đông: Iran, Kuwait, Oman.
Châu Mỹ: Bolivia, Chile, Ecuador, Panama, Suriname.
Châu Phi: Burundi, Cape Verde, Quần đảo Comoro, Djibouti, Guiné-Bissau, Madagascar, Malawi, Mauritania, Mauritius, Mozambique, Namibia, Rwanda, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Tanzania, Togo, Zambia.
Khu vực Caribe: Barbados, Dominica, Haiti, St. Lucia, St. Vincent và Grenadines.
2. Những trường hợp nào được miễn thị thực theo quy định pháp luật?
Các trường hợp được miễn thị thực được quy định cụ thể tại theo Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung một số nội dung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
– Miễn thị thực trong trường hợp sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định pháp luật.
– Miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Miễn thị thực khi vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Miễn thị thực khi vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; có không gian riêng biệt; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
– Theo quy định về đơn phương miễn thị thực.
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
3. Quy định về hình thức và giá trị sử dụng của thị thực như thế nào?
Theo Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về hình thức và giá trị sử dụng của thị thực như sau:
– Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
– Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:
+ Đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thì thực hiện cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;
+ Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham gia tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình được tổ chức bởi doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam; Ngoài ra, thị thực cũng được cấp cho các thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.
– Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần;
Thị thực điện tử và thị thực được cấp dành cho những trường hợp được xét duyệt bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, áp dụng cho người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc qua cảnh đường biển và có nhu cầu tham quan nội địa theo chương trình được tổ chức bởi doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam. Ngoài ra, thị thực cũng được cấp cho các thành viên của tàu quân sự nước ngoài tham gia vào các hoạt động chính thức trong chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu và có giá trị một lần.
– Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:
+ Có tài liệu chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Có tài liệu, giấy tờ chứng minh được quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
+ Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
– Nếu thực hiện chuyển đổi mục đích của thị thực thì được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi đó.
4. Khi quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện nào?
Theo Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi, bổ sung qua các năm 2019, 2023 quy định về đơn phương miễn thị thực như sau:
– Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Quyết định đơn phương miễn thị thực phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
+ Nước đó phải có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
+ Quyết định đơn phương miễn thị thực không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
– Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và có thể được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực sẽ bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện cần thiết nêu trên.
– Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.
Như vậy, theo quy định trên, khi quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cần xem xét các điều kiện sau:
– Là công dân của nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
– Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
– Quyết định đơn phương miễn thị thực phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong mỗi giai đoạn.
Mỗi quyết định miễn thị thực có thời hạn là 05 năm và sẽ được xem xét gia hạn. Bất kỳ trường hợp nào không đáp ứng đủ 02 điều kiện miễn thị thực thì đều sẽ bị hủy bỏ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi, bổ sung qua các năm 2019, 2023.
THAM KHẢO THÊM: