Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ ở trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Vậy cán bộ đang bị tố cáo có được bổ nhiệm lãnh đạo không?
Mục lục bài viết
1. Cán bộ đang bị tố cáo có được bổ nhiệm lãnh đạo không?
Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức quy định rằng cán bộ là một công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ ở trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây sẽ được gọi chung là cấp tỉnh), ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây sẽ được gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Điều 82 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức quy định về các quy định khác mà có liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật, Điều này quy định về các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật như sau:
– Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày mà quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian để nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
– Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì sẽ xử lý như sau:
+ Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc là hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào trong chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
+ Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì sẽ không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn là 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
+ Hết thời hạn quy định trên thì cán bộ, công chức không vi phạm đến mức sẽ phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
+ Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.
+ Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì sẽ không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Theo quy định trên, cán bộ đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc là thôi việc. Theo đó, pháp luật chỉ quy định cán bộ đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, còn các trường hợp khác thì cán bộ vẫn được bổ nhiệm.
Như vậy, qua các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng cán bộ đang bị tố cáo vẫn có thể được bổ nhiệm lãnh đạo, nhưng nếu trong trường hợp cán bộ đã bị người khác tố cáo và cơ quan chức năng đã tiếp nhận đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì cán bộ sẽ không được bổ nhiệm lãnh đạo.
2. Quy định về tiền lương của cán bộ giữ chức danh lãnh đạo:
Căn cứ Điều 3
2.1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
– Cán bộ được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây sẽ được viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc trong ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
– Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì sẽ được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm
– Cán bộ giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc là hưởng phụ cấp chức vụ theo đúng chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì người này được xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu người này kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này đã được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
– Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì sẽ xếp lương theo bảng lương đó.
– Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện về tiêu chuẩn chức danh cán bộ; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng với các quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.
2.2. Nguyên tắc trả lương:
Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc là từ hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.
2.3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:
– Cán bộ khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu như có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp mà thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc là không được bổ nhiệm lại) để làm những công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc là phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc là phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong thời gian 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
– Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc là phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới đã được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì người này được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và sẽ được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
– Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc ở trong cơ quan nhà nước hoặc là trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu như có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp mà xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc là theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc trong công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới đã được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập sẽ phải theo đúng với các đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
– Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và cả giữa các loại cán bộ; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức.
THAM KHẢO THÊM: