Thừa phát lại và công việc của Thừa phát lại vẫn còn là những khái niệm xa lạ đối với rất nhiều người. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện những việc mà thừa phát lại được làm theo quy định của pháp luật. Vậy thừa phát lại được xác minh điều kiện thi hành án dân sự?
Mục lục bài viết
1. Thừa phát lại được xác minh điều kiện thi hành án dân sự?
Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về những công việc Thừa phát lại được làm, Điều này quy định những công việc Thừa phát lại được làm bao gồm có:
– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo các quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.
– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo các quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo các quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.
– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo các quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên thì một trong các công việc Thừa phát lại được làm là xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo các quy định của Nghị định về về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng thừa phát lại được xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tuy nhiên thừa phát lại sẽ chỉ được xác minh điều kiện thi hành án dân sự nếu như có yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhưng không phải mọi vụ việc Thừa phát lại đều có quyền thực hiện xác minh điều kiện thi hành án mà còn phải phụ thuộc vào phạm vi, thẩm quyền quy định, cụ thể Thừa phát lại sẽ chỉ được xác minh những vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi mà Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 43 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau:
– Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc về thẩm quyền thi hành của những cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
– Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại sẽ có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
2. Xác minh điều kiện thi hành án dân sự có phải ký hợp đồng dịch vụ:
Như đã phân tích ở mục trên, thừa phát lại được xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tuy nhiên thừa phát lại sẽ chỉ được thực hiện xác minh điều kiện thi hành án dân sự nếu như có yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Điều 44 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có quy định về thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án như sau:
– Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thực hiện thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người mà phải thi hành án kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
– Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại sẽ được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh các thông tin về tài sản, thu nhập hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
+ Thời gian để thực hiện xác minh;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;
+ Chi phí để xác minh;
+ Những thỏa thuận khác (nếu có).
– Khi thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án, đương sự phải cung cấp về bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan (nếu như có); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án phải cung cấp các tài liệu chứng minh có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
Theo quy định trên, nếu như thừa phát lại và đương sự/người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có các thỏa thuận với nhau về việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự (kể cả là trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành) thì thỏa thuận đó sẽ phải được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ. Nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa thừa phát lại và đương sự/người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thỏa thuận với nhau về việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự bao gồm có:
– Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể về yêu cầu xác minh thông tin về tài sản, thu nhập hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
– Thời gian để thực hiện xác minh;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Chi phí để xác minh;
– Những thỏa thuận khác (nếu có).
3. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự:
Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án dân sự được quy định như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại sẽ phải ra quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định về xác minh phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ xác minh điều kiện thi hành án được lập theo đúng mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Quyết định xác minh phải được gửi đến cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
– Việc xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện trực tiếp hoặc là bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
– Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình
– Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản đề nghị cung cấp các thông tin phải có các nội dung sau đây:
+ Căn cứ đề nghị cung cấp thông tin bao gồm: Tên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; Quyết định về xác minh, bản sao
+ Thông tin về người phải thi hành án bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính của chính người phải thi hành án là tổ chức; họ, tên, địa chỉ nơi cư trú của người phải thi hành án là cá nhân và những thông tin cần thiết khác;
+ Các thông tin đề nghị cung cấp trong phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại mà pháp luật quy định;
+ Thời điểm, thời hạn cung cấp các thông tin;
+ Những thông tin khác có liên quan.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
THAM KHẢO THÊM: