Đấu giá tài sản là một trong những hình thức mua bán hàng hóa phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua thì người trả giá cao nhất sẽ được xác định là người có quyền mua tài sản. Dưới đây là một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đấu giá theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đấu giá:
Đấu giá tài sản là một phương thức mang tính chất dân sự thương mại mà ít phụ thuộc vào yếu tố chính trị và xã hội. Đấu giá tài sản là một hình thức mua bán tài sản, theo đó người mua tự trả giá dựa trên giá khởi điểm do người bán đưa ra, người mua được tài sản là người trả giá cao nhất. Đấu giá tài sản được tổ chức công khai, minh bạch và khách quan theo những nguyên tắc, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Pháp luật cũng ghi nhận về một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Cho các cá nhân, cho các tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi cá nhân trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, thông đồng với người tham gia đấu giá, thông đồng với các tổ chức thẩm định giá, các tổ chức giám định tài sản đấu giá, các cá nhân và tổ chức khác để nhằm mục đích làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, hạ giá, làm sai lệch các nội dung trong hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
– Hạn chế các cá nhân, hạn chế tổ chức tham gia hoạt động đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
– Thực hiện các hành vi vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đấu giá viên;
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của văn bản pháp luật có liên quan.
Thứ hai, nghiêm cấm các tổ chức đấu giá tài sản thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi cho các tổ chức khác sử dụng tên, sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để tiến hành hoạt động đấu giá tài sản trái quy định pháp luật;
– Có hành vi thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, thông đồng với người tham gia đấu giá, thông đồng với các tổ chức thẩm định giá, các tổ chức giám định tài sản đấu giá, các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội nhằm mục đích làm sai lệch thông tin và tài liệu đối với tài sản đấu giá, hạ giá hoặc nhằm mục đích làm sai lệch nội dung đấu giá, sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Có hành vi cản trở hoặc gây khó khăn cho những người tham gia hoạt động đấu giá tài sản trong việc đăng ký tham gia đấu giá, hoặc tham gia vào phiên đấu giá;
– Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi cá nhân;
– Nhận các khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích khác từ người có tài sản đấu giá ngoài giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá theo quy định của pháp luật, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo sự thỏa thuận của các bên;
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Thứ ba, nghiêm cấm hội đồng đấu giá tài sản thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, thông đồng với người tham gia đấu giá, thông đồng với các tổ chức thẩm định giá, các tổ chức giám định tài sản đấu giá, các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội nhằm mục đích làm sai lệch thông tin và tài liệu đối với tài sản đấu giá, hạ giá hoặc nhằm mục đích làm sai lệch nội dung đấu giá, sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Có hành vi cản trở hoặc gây khó khăn cho những người tham gia hoạt động đấu giá tài sản trong việc đăng ký tham gia đấu giá, hoặc tham gia vào phiên đấu giá;
– Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi cá nhân.
Thứ tư, nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi thông đồng, móc nối với đấu giá viên, thông đồng với tổ chức đấu giá tài sản, các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội nhằm mục đích làm sai lệch thông tin và tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, hạ giá hoặc làm sai lệch hồ sơ đấu giá tài sản, sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Nhận tiền hoặc tài sản hoặc lợi ích khác từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản hoặc người tham gia đấu giá để nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Thứ năm, nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, các cá nhân và tổ chức khác thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Cung cấp các thông tin, cung cấp giấy tờ tài liệu sai sự thật, sử dụng các loại giấy tờ giả tạo để đăng ký tham gia đấu giá tài sản hoặc tham dự phiên đấu giá;
– Có hành vi thông đồng, móc nối với các đối tượng là đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, thông đồng với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, thông đồng với các tổ chức và cá nhân khác để hạ giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Cản trở hoạt động của đấu giá viên, gây mất trật tự an ninh tại phiên đấu giá;
– Đe dọa hoặc cưỡng ép đấu giá viên, đe dọa người tham gia đấu giá nhằm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đấu giá tài sản cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về nguyên tắc đấu giá tài sản. Theo đó, đấu giá tài sản cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
– Tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;
– Đảm bảo tính trung thực, minh bạch, độc lập, công khai, công bằng và khách quan trong quá trình đấu giá tài sản;
– Bảo vệ tốt nhất và tối đa quyền lợi hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia hoạt động đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá và các tổ chức đấu giá tài sản phải đấu giá viên trong quá trình tham gia đấu giá tài sản;
– Quá trình đấu giá cần phải do đấu giá viên điều hành, ngoại trừ những trường hợp đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
3. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất luật đấu giá tài sản năm 2023 có quy định về giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá. Cụ thể như sau:
– Giá khởi điểm của các loại tài sản đấu giá sẽ được xác định tại thời điểm như sau:
+ Xác định trước khi ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
+ Xác định trước khi tiến hành thủ tục thành lập Hội đồng đấu giá tài sản;
+ Xác định trước khi tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để tiến hành hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tự tiến hành thủ tục đấu giá.
– Giá khởi điểm của tài sản đấu giá sẽ được xác định cụ thể như sau:
+ Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của
+ Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2023 Luật Đấu giá tài sản, thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2023 Luật Đấu giá tài sản;
– Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi
– Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
THAM KHẢO THÊM: