Ngày 19/4/2023, Thủ tướng mới ban hành chỉ thị về công tác phòng tránh tai nạn giao thông và nâng cao các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Chỉ thị nêu rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ban ngành, trong đó nếu cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông thì sẽ bị báo về cơ quan.
Mục lục bài viết
1. Cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông bị báo về cơ quan?
Hiện nay, tình hình giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng, số liệu thống kê gần đây cho thấy số lượng vụ tai nạn giao thông xảy ra tăng nhanh. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 nêu rõ tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông và thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ở mức cao.
Thủ tướng chính phủ yêu cầu các cán, bộ, ban, ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương phải thực hiện tốt và nghiêm ngặt các nhiệm vụ, biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông xảy ra. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh nếu như cán bộ, đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông thì phải được thông báo ngay về cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của từng đơn vị, từng ngành, đơn vị. Với những vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu của tội phạm thì cần phải được xử lý nghiêm đúng người, đúng tội.
2. Những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy lùi tai nạn giao thông:
(1) Vẫn phải tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước một cách hiệu quả, nghiêm túc trong công tác bảo đảm an toàn giao thông.
Đối với các cơ quan bộ, ngành, địa phương: thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn giao thông.
Đối với người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền: phải chịu trách nhiệm một cách toàn diện về công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn quản lý.
Nếu cấp ủy, chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng trật tự an toàn giao thông trên địa bàn xảy ra phức tạp nguyên nhân do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, giám sát, kiểm tra hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm thì phải xem xét và xử lý nghiêm người đứng đầu.
(2) kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cần được siết chặt.
Phải có biện pháp tăng cường thanh kiểm tra, điều tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, các sai phạm, tiêu cực của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông.
Phải có ý thức thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tất cả các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật trong quá trình xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông.
Phải nghiêm cấm các đảng viên, cán bộ có hành vi can thiệp cũng như tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về giao thông của cơ quan chức năng.
Các cán bộ, lực lượng chức năng không được bỏ qua trong quá trình xử lý vi phạm giao thông dưới mọi hình thức.
(3) Đối với những hành vi vi phạm chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, cụ thể như điều khiển phương tiện quá tốc độ cho phép, ma túy, vi phạm nồng độ cồn, chở hàng quá khổ, quá tải,… thì phải tập trung phát hiện, xử lý nghiêm.
Đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn nhằm tạo chuyển biến tích cực, tiến tới hình thành thói quen, văn hóa phải quyết liệt việc kiểm soát, xử lý, trước hết trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; lực lượng vũ trang đến Nhân dân.
Mỗi địa phương lập kế hoạch cụ thể nhằm mục đích kiểm soát nồng độ cồn từng tuyến, từng địa bàn để nhằm phát hiện những hành vi vi phạm về nồng độ cồn để có biện pháp xử lý răn đe nghiêm khắc.
Không được xem nhẹ công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe Nhân dân, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.
Hằng năm tổ chức tổng kiểm soát các loại phương tiện trên toàn quốc, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động đối với các xe hết niên hạn sử dụng, hết hạn đăng kiểm dựa trên tình hình thực tế.
(4) Tăng cường công tác tuyên truyền và đổi mới hình thức, nội dung của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp thu, phù hợp với từng vùng, khu vực, địa bàn, lứa tuổi, tôn giáo, nhất là thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên để tăng sự nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ và phòng chống an toàn giao thông.
(5) Cơ quan ban ngành có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, thể chế, chính sách của pháp luật về trật tự an toàn giao thông kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội.
(6) Phải có chính sách nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, theo hướng định danh phương tiện gắn với định danh cá nhân.
(7) Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm kết nối liên tỉnh. Tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông khoa học, hợp lý.
3. Bộ giao thông vận tải phải có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống tai nạn giao thông?
Trên thực tế, Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm vô cùng lớn trong công tác phòng chống tai nạn giao thông.
Thứ nhất, Bộ phải có chính sách đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông (đặc biệt là những dự án trọng điểm) để đảm bảo luồng giao thông được thông thoáng.
Tiến hành chỉ đạo các đơn vị chức năng phải có giải pháp bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Đồng thời, tiến hành chỉ đạo các cơ quan ban hành phối với hợp với chính quyền địa phương để kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm giao thông.
Thứ hai, tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Tiến hành rà soát, hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo lái xe; có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, chấm dứt tình trạng cấp Giấy phép lái xe cho người nghiện ma túy, người không đủ năng lực, hành vi, sức khỏe.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, sát hạch, quản lý lái xe và công tác đăng kiểm phương tiện.
Thứ ba, tăng cường kiểm soát đối với hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa tại các điểm xuất phát, không cho xuất tại những bến khu vực nhà ga, bến cảng,…
Xem xét, xử lý trách nhiệm các đơn vị đã được kiến nghị nhiều lần nhưng chậm khắc phục các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” để xảy ra ùn tắc giao thông và TNGT rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ tư, rà soát, tăng cường phân cấp quản lý đường bộ, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và tổ chức giao thông cho các địa phương để chủ động trong công tác tổ chức, quản lý giao thông và duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, khắc phục “điểm đen”.
Thứ năm, tăng cường hoạt động kiểm tra, phòng ngừa, giám sát, ngăn chặn những sai phạm và kịp thời chấn chỉnh việc thi hành pháp luật, quy trình công tác của lực lượng Thanh tra giao thông trong thực thi công vụ về giao thông.
Thứ sáu, bổ sung các phần mềm để kết nối, chia sẻ những cơ sở dữ liệu với Bộ công an nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Thứ bảy, có cơ chế quản lý chặt chẽ, kiên quyết thu hồi giấy phép, phù hiệu vận tải đối với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật về giao thông. Nghiên cứu đề xuất giải pháp tạo sự bình đẳng trong kinh doanh vận tải giữa tổ chức và cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới
THAM KHẢO THÊM: