Theo quy định tại Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam, thì đảng viên là những chủ thể có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, suốt đời cống hiến và phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của đảng, luôn luôn đặt lợi ích của tổ quốc và lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Vậy đảng viên có hành vi vi phạm giao thông thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đảng viên vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, chưa có bất cứ điều luật cụ thể và văn bản quy phạm pháp luật nào ghi nhận rõ ràng về hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên khi đảng viên đó vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan, thì sẽ tùy thuộc vào mức độ, tính chất, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng … để từ đó có thể áp dụng một hình thức kỷ luật đối với đảng viên sao cho phù hợp nhất. Đồng thời, Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng quy định cụ thể về việc, nếu đảng viên vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý chính xác, kịp thời, công Minh, vô tư, khách quan với các hình thức xử lý kỷ luật có thể áp dụng như: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, thậm chí là khai trừ đối với đảng viên chính thức, khiển trách hoặc cảnh cáo đối với các đảng viên dự bị.
Đặc biệt, đảng viên có hành vi vi phạm quy định của pháp luật cần phải kiểm điểm trước chi bộ, đảng viên đó cần phải tự nhận hình thức xử lý kỷ luật đối với bản thân mình. Nếu đảng viên có hành vi từ chối kiểm điểm trước chi bộ hoặc đảng viên bị tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thì các tổ chức đảng nơi đồng biết đó công tác vẫn sẽ có quyền tiếp tục xem xét xử lý kỷ luật đối với đảng biết đó. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 yêu cầu cần phải xử lý công Minh, chính xác, vô tư khách quan, kịp thời đối với đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật, với các hình thức xử phạt như sau:
– Đối với các tổ chức đảng thì sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đối với các đảng viên được xác định là đảng viên chính thức thì có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc thậm chí là khai trừ khỏi đảng;
– Đối với các đảng viên được xác định là đảng viên dự bị thì có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện một số điều trong Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, cũng không có quy định cụ thể về việc xử lý kỷ luật đối với đảng viên khi đảng viên đó có hành vi vi phạm quy định pháp luật về an toàn giao thông. Tuy nhiên, Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW cũng có nêu rõ về việc, trong trường hợp đảng viên vi phạm những nội dung chưa có trong Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW thì sẽ căn cứ vào quy định của Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước và vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để xử lý kỷ luật sao cho phù hợp nhất.
Theo đó, Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện một số điều trong Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm có khẳng định:
– Đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật đến mức bắt buộc cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không được phép sử lý nội bộ đối với các đảng viên đó;
– Bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên, thì bắt buộc sẽ phải bị khai trừ khỏi đảng;
– Nếu bị xử phạt bằng hình thức xử phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, hoặc thuộc trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính thì tùy thuộc vào nội dung vi phạm, mức độ vi phạm, tính chất của hành vi, tác hại và hậu quả, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc các tình tiết giảm nhẹ để có thể xem xét và ban hành quyết định xử lý kỷ luật đảng một cách thích hợp nhất đối với các đảng viên vi phạm.
Đồng thời, cần phải lưu ý, kỷ luật đảng sẽ không được phép thay thế kỉ luật hành chính hoặc kỷ luật đoàn thể hoặc các hình thức xử lý khác mà pháp luật đã quy định. Vì vậy, nếu đảng viên có hành vi vi phạm giao thông đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính, thì ngoài mức nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, còn phải căn cứ vào mức độ và căn cứ vào nhiều tình tiết khác nhau để có thể xem xét đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đảng viên sao cho phù hợp nhất.
2. Đảng viên vi phạm giao thông có bị khai trừ khỏi Đảng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện một số điều trong Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, có quy định rõ về trường hợp, riêng đối với đảng viên vi phạm giao thông đến mức bị tuyên hình phạt tù từ cải tạo không giam giữ trở lên thì động viên đó sẽ bị khai trừ khỏi đảng. Đồng thời, trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày bản án của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên phạt đối với đảng viên từ mức hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên có hiệu lực pháp luật, cơ quan có thẩm quyền đó là Toà án sẽ phải sao gửi bản án đến các cấp ủy, ban thường vụ cấp Uỷ hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý nơi đảng viên và công tác. Căn cứ vào nội dung của bản án mà tòa án đã gửi, Ủy ban kiểm tra sẽ xem xét, quyết định, đề nghị ban thường vụ cấp ủy đưa ra quyết định xử lý kỷ luật khai trừ đối với đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW còn có quy định thêm về việc, đảng viên vi phạm một trong các trường hợp gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách, trong đó có hành vi vi phạm quy định về việc cấm uống rượu bia làm ảnh hưởng đến tư cách của đảng viên. Vì vậy, nếu đảng viên trước đó đã bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách về hành vi uống rượu bia làm ảnh hưởng đến tư cách của đảng viên, tuy nhiên sau đó đảng viên này vẫn tiếp tục tái phạm, thì động viên đó sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức nếu đảng viên đang giữ một chức vụ nhất định, nếu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trên thực tế thì động viên đó có thể sẽ bị khai trừ.
Căn cứ theo quy định tại
3. Nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quy định 22-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, có quy định cụ thể về nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng viên. Cụ thể như sau:
– Kiểm tra và giám sát được coi là một trong những chức năng lãnh đạo của đảng, các tổ chức đảng cần phải tiến hành công tác kiểm tra một cách đầy đủ, các tổ chức đảng và đảng viên cần phải thường xuyên tự kiểm tra và tự kiểm điểm chính bản thân mình;
– Các tổ chức đảng cấp trên sẽ kiểm tra các tổ chức đảng cấp dưới và các đảng viên đang công tác trong đơn vị của mình. Các tổ chức đảng viên, các đảng viên sẽ thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát theo sự phân công của các tổ chức có thẩm quyền;
– Công tác kiểm tra, giám sát cần phải được phối hợp một cách tích cực, phát huy tối đa chức năng, bảo vệ đúng người, chủ động phát hiện và phòng ngừa khắc phục các khuyết điểm, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm, tránh trường hợp các hành vi vi phạm kéo dài và lan rộng, quá trình xử lý kỷ luật cần phải xử lý nghiêm minh, kịp thời bảo đảm tính răn đe và giáo dục;
– Tuân thủ đầy đủ nguyên tắc pháp luật, quy trình, trình tự và thủ tục, thẩm quyền, phương pháp công tác theo quy định của điều lệ đảng, chủ động, kịp thời, công khai, dân chủ khách quan, công tâm trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình;
– Mọi tổ chức đảng và mỗi đảng viên đều bình đẳng trước pháp luật, đều phải chịu sự kiểm tra giám sát của đảng, không ai có ngoại lệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Quy định 22-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng;
– Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện một số điều trong Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm;
– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011.
THAM KHẢO THÊM: