Bàn thờ là nơi tâm linh thể hiện tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Tuy nhiên nhiều người vẫn sẵn sàng đập phá bàn thờ của người khác chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Vậy hành vi đập phá bàn thờ của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đập phá bàn thờ của người khác bị xử phạt như thế nào?
Hành vi đập bàn thờ của người khác hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tương tự với hành vi hủy hoại hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản của người khác, tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về việc gây thiệt hại đến tài sản của cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi hủy hoại hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức trong xã hội, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Có hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong quá trình môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua bán nhà đất hoặc các loại tài sản khác;
– Sử dụng thủ đoạn hoặc sử dụng các hoạt động khác để nhằm mục đích tạo ra hoàn cảnh khách quan, bắt buộc người khác đưa tiền hoặc đưa tài sản cho người phạm tội trái với mong muốn và nguyện vọng của họ;
– Mua bán, có hành vi sử dụng hoặc cất giữ tài sản của người khác khi biết rõ đó là tài sản do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà có;
– Mua bán, sử dụng, thế chấp, cầm cố trái phép, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác;
– Cưỡng đoạt tài sản của người khác tuy nhiên không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó thì có thể nói, người nào có hành vi đập phá bàn thờ của người khác, tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đó là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định là gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Theo đó, sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.
2. Đập phá bàn thờ của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi đập phá bàn thờ của người khác hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác căn cứ theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại tới khách thể mà bộ luật hình sự bảo vệ. Hành vi khách quan của loại tội phạm này được quy định là hành vi hủy hoại tài sản của người khác hoặc hành vi làm hư hỏng tài sản của người khác. Trong đó, hành vi hủy hoại tài sản của người khác được coi là hành vi làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của các tài sản đó. Hành vi này có thể là các hành động như: đập, phá, đốt … Hành vi hủy hoại tài sản của người khác có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp với nhiều phương tiện và công cụ phạm tội khác nhau trên thực tế. Người phạm tội có thể đập phá tài sản của người khác bằng tay hoặc cũng có thể đập phá tài sản của người khác bằng các công cụ phạm tội. Người phạm tội có thể hủy hoại tài sản của người khác bằng các phương tiện như thuốc nổ, hóa chất …
Hậu quả của tội phạm cũng là một trong những cấu thành bắt buộc cần phải thỏa mãn của loại tội phạm này. Cấu thành của tội vì hoại tài sản của người khác đòi hỏi cần phải có hậu quả là tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Vì vậy cho nên tội phạm được coi là hoàn thành khi hậu quả đã xảy ra trên thực tế. Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội trong trường hợp này được xác định là lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội biết hành vi của mình là trái quy định của pháp luật, có khả năng hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra, và đã có ý thức chấp nhận thiệt hại đó xảy ra để có thể đạt được mục đích khác của mình.
Khung hình phạt thấp nhất có thể bị xử phạt trong trường hợp này là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Thậm chí, người có hành vi đập bàn thờ của người khác cũng có thể bị chịu khung hình phạt cao nhất đó là có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm trong trường hợp gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác với giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên. Không hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề và làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
3. Đập phá bàn thờ của người khác nhưng đã đền bù thiệt hại thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Cụ thể như sau:
– Sẽ chỉ được phép tiến hành hoạt động khởi tố vụ án hình sự về tội phạm căn cứ theo quy định tại khoản 1 của các điều luật sau: Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 138, Điều 139, Điều 141, Điều 143, Điều 155, Điều 156 và Điều 226 của bộ luật hình sự năm 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc yêu cầu của người đại diện của bị hại khi người đó được xác định là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, hoặc bị hại đã chết;
– Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố có hành vi rút yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ cần phải được đình chỉ theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã rút yêu cầu khởi tố thực hiện hoạt động tốt yêu cầu hoàn toàn trái với ý muốn và nguyện vọng của họ do họ bị ép buộc, cưỡng bức dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố, tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền đó là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án vẫn sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động tố tụng đối với vụ án đó;
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại nếu như đã rút yêu cầu khởi tố thì họ sẽ không có quyền yêu cầu lại, ngoại trừ trường hợp rút yêu cầu khởi tố là do họ bị cưỡng bức và ép buộc.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác căn cứ theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật hình sự năm 20150 thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Vì vậy, người phạm tội mặc dù đã thực hiện hoạt động đền bù thiệt hại cho nạn nhân thì hoàn toàn vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Tuy nhiên, hành vi bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà mình đã gây ra sẽ được xem là một trong những căn cứ để tòa án giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.