Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội huỷ hoại tài sản

Tư vấn pháp luật

Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội huỷ hoại tài sản

  • 26/04/202126/04/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    26/04/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tội huỷ hoại tài sản: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Cố ý gây hư hỏng tài sản của người khác thiệt hại bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Con người, để giải tỏa nỗi tức giận, bực bội của mình vì mâu thuẫn, vì bất đồng quan điểm sống hay chỉ vì những lý do cá nhân nhỏ nhặt mà không chỉ làm tổn thương người khác về mặt tinh thần, xâm phạm thân thể, sức khỏe mà còn có những hành vi đập phá, hủy hoại tài sản của người khác. Cũng giống như các quyền nhân thân khác của con người, pháp luật cũng có những quy định nhằm bảo vệ tài sản của mỗi cá nhân – sự thể hiện của thành quả lao động, công sức tạo lập của mỗi cá nhân.

    Chính bởi vậy, khi một người có hành vi hủy hoại tài sản của người khác thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản. Vậy hiểu như thế nào về tội hủy hoại tài sản của người khác. Để giải quyết về vấn đề này, trong phạm vi bài viết này, đôi ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương Gia sẽ đề cập đến cấu thành tội phạm cũng như mức phạt tù của Tội hủy hoại tài sản của người khác.

    Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về Tội hủy hoại tài sản của người khác được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể như sau:

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại tài sản của người khác
    • 2 2. Mức phạt tù có thể áp dụng đối với Tội hủy hoại tài sản của người khác
    • 3 3. Giải quyết trường hợp hủy hoại tài sản người khác
    • 4 4. Gây mất trật tự và hủy hoại tài sản bị xử phạt thế nào?
    • 5 5. Gây thương tích và hủy hoại tài sản phạm tội gì?
    • 6 6. Hủy hoại tài sản của người khác xử phạt như thế nào?
    • 7 7. Xử phạt thế nào với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản?

    1. Cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại tài sản của người khác

    Trước hết, mặc dù trong quy định của các văn bản pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm “cấu thành tội phạm”, tuy nhiên dựa trên lý luận chung có thể hiểu “cấu thành tội phạm” được hiểu là tổng hợp tất cả những dấu hiệu pháp lý, phản ánh đặc trưng của một tội phạm, là cơ sở để phân biệt tội phạm này với những tội phạm khác. Cấu thành tội phạm thường được thể hiện thông qua 4 yếu tố cơ bản: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

    giai-quyet-truong-hop-huy-hoai-tai-san-nguoi-khac1

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Đối với Tội hủy hoại tài sản của người khác, khi xác định các yếu tố cấu thành của tội phạm của tội này cần xem xét quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại tài sản của người khác được xác định cụ thể như sau:

    • Về mặt khách quan của Tội hủy hoại tài sản.

    Mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản được thể hiện qua hành vi phạm tội là hành vi “hủy hoại tài sản”. Hủy hoại tài sản được hiểu là hành vi tác động đến tài sản làm cho tài sản bị tan nát, hư hỏng đến mức làm mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được nguyên gốc tài sản này. Việc hủy hoại tài sản có thể thực hiện thông qua các hành vi đập phá, hay dùng các vật dụng, nguyên liệu khác để tác động đến tài sản của người khác. Ví dụ: Dùng xăng đốt cháy nhà ở, xe ô tô đến thành tro bụi, không thể khắc phục được hoặc dùng búa đập vỡ bình hoa cổ đến mức tan nát không thể khôi phục được.

    Hành vi khách quan này là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là làm cho tài sản bị biến dạng, tan nát, hư hỏng hoàn toàn, làm mất hẳn giá trị sử dụng. Hậu quả xảy ra được xác định là yếu tố bắt buộc là căn cứ để xác định tội này, nếu hành vi phạm tội nhưng chưa ra gây ra hậu quả gây thiệt hại cho tài sản thì chưa thể cấu thành nên tội Hủy hoại tài sản của người khác. Trong đó, nếu căn cứ quy định của pháp luật thì hậu quả là yếu tố cấu thành mặt khách quan của Tội hủy hoại tài sản của người khác được xác định là thuộc một trong hai trường hợp:

     – Giá trị của tài sản bị thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên.

    Xem thêm: Phân tích các dấu hiệu của tội phạm và cấu thành tội phạm

    – Hoặc giá trị của tài sản bị thiệt hại dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích, hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hoặc là di vật, cổ vật.

    • Về mặt chủ quan của Tội hủy hoại tài sản.

    Về mặt chủ quan của tội Hủy hoại tài sản, người phạm tội này được xác định là người có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Điều đó có nghĩa là bản thân người phạm tội hoàn toàn biết và nhận thức được về hậu quả mà hành vi của mình sẽ gây ra nhưng vẫn cố ý để mặc cho hậu quả đó xảy ra, với mục đích hủy hoại đi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác.

    Hành vi phạm tội hủy hoại tài sản của người khác có thể xuất phát từ mục đích nhằm thỏa mãn cảm xúc giận dữ hoặc do tư thù cá nhân, mâu thuẫn, ghen tuông…. Mặc dù yếu tố động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định tội Hủy hoại tài sản của người khác, nhưng ít nhiều động cơ phạm tội có thể cho thấy rõ những diễn biến tâm lý của người phạm tội, là cơ sở để xác định tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

    • Về mặt khách thể của Tội hủy hoại tài sản.

    Về mặt khách thể, Tội hủy hoại tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chủ tài sản với tài sản bị hủy hoại, mà không ảnh hưởng gì đến quan hệ nhân thân của chủ sở hữu tài sản.

    • Về mặt chủ thể của Tội hủy hoại tài sản.

    Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong Tội hủy hoại tài sản của người khác được xác định là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015,  người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội hủy hoại tài sản của người khác nếu khung hình phạt được quy định tại  khoản 3, 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, vì đây là những trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Còn người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại tài sản của người khác trong tất cả các trường hợp khi có hành vi hủy hoại tài sản của người khác.

    Qua phân tích ở trên, có thể hiểu, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 nếu như đồng thời đáp ứng đủ cả 04 yếu tố cấu thành tội phạm được xác định ở trên.

    2. Mức phạt tù có thể áp dụng đối với Tội hủy hoại tài sản của người khác

    Khi một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại tài sản của người khác thì để xác định mức phạt tù mà Tòa án có thể áp dụng đối với người phạm tội này thì cần căn cứ vào tình chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và các tình tiết định khung tội phạm mà từ đó khung hình phạt áp dụng đối với người có hành vi phạm Tội hủy hoại tài sản của người khác cũng được xác định khác nhau. Cụ thể:

    – Khung hình phạt: Người phạm tội bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Xem thêm: Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính

    Mức hình phạt này được áp dụng đối với những người phạm tội hủy hoại tài sản của người khác mà thuộc một trong các trường hợp:

    + Giá trị tài sản bị hủy hoại được xác định từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    + Giá trị tài sản bị hủy hoại dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: tài sản bị hủy hoại là di vật, cổ vật, là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; hoặc người phạm tội đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa tiền sự, xóa án tích; hoặc thuộc trường hợp hủy hoại tài sản nhưng có thể ảnh hưởng đến an ninh trật tự của xã hội.

    – Khung hình phạt: Người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    Mức hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội hủy hoại tài sản mà thuộc vào một trong các trường hợp sau:

    + Trị giá tài sản thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

    + Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với những đồng phạm khác, có tính chất có tổ chức.

    + Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với những mánh khóe, thủ đoạn nguy hiểm hoặc sử dụng những chất nguy hiểm về cháy nổ để thực hiện hành vi phạm tội.

    Xem thêm: Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành, ý nghĩa của cấu thành tội phạm?

    Ví dụ, vì mâu thuẫn cá nhân, anh A muốn hủy hoại chiếc xe ô tô mới mua của anh B. Để thực hiện hành vi này, anh A đã đột nhập vào nhà và sử dụng xăng để đốt chiếc xe của anh B. Tuy nhiên, hành vi dùng xăng đốt của anh A không chỉ làm cháy nổ, hủy hoại hoàn toàn chiếc xe của anh B, mà còn gây cháy nổ, ảnh hưởng đến một số tài sản khác của anh B. Trường hợp này, hành vi hủy hoại tài sản của anh A được đánh giá là có sử dụng các chất nguy hiểm về cháy nổ trong việc thực hiện hành vi phạm tội.

    + Người phạm tội đã từng thực hiện hành vi phạm tội trước đó, nay tiếp tục phạm tội và có tính chất tái phạm nguy hiểm.

    + Người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại tài sản người khác nhưng để nhằm mục đích che giấu những tội phạm khác.

    Ví dụ: Một người do mâu thuẫn nên đã đột nhập, tấn công và giết chết một người từ phía sau khi người bị hại đang mở cửa xe ô tô. Sau khi giết người, người phạm tội đã chở người đã chết đến bãi đất vắng, và “tưới” xăng đốt cháy hoàn toàn chiếc xe ô tô của người bị hại nhằm mục đích phi tang “sạch sẽ” tất cả những chứng cứ, dấu vết về việc giết người và gây khó khăn trong việc nhận dạng người bị hại. Có thể thấy, hành vi dùng xăng đốt, hủy hoại hoàn toàn chiếc xe của nạn nhân là hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Tuy nhiên, hành vi này để nhằm che dấu, và làm rối loạn hiện trường của tội giết người mà người phạm tội đã thực hiện trước đó.

    + Người phạm tội hủy hoại tài sản của người khác xuất phát từ động cơ vì lý do công vụ của người bị hại.

    – Khung hình phạt: Người phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

    Mức hình phạt này áp dụng đối với người phạm tội hủy hoại tài sản mà trị giá tài sản thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    – Khung hình phạt: Người phạm tội bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu có hành vi hủy hoại tài sản của người khác mà trị giá tài sản bị thiệt hại từ 500.000.000 đồng trở lên.

    Xem thêm: Cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản

    Như vậy, Tội hủy hoại tài sản của người khác là một trong những tội danh áp dụng đối với người phạm tội có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền hợp pháp của cá nhân được pháp luật bảo hộ. Chính vì vậy, khi một người có hành vi hủy hoại tài sản của người khác thì họ đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những mức hình phạt khác nhau phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm và mức độ thực hiện hành vi phạm tội.

    3. Giải quyết trường hợp hủy hoại tài sản người khác

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào Luật sư! Gia đình ông A đánh chết con nghé nhà cô B. Nhà cô B đã làm đơn lên công an xã và huyện nhưng không được giải quyết vì không đủ chứng cứ, nhà cô B cũng không nhìn thấy nhà ông A đánh chết con nghé. Tuy nhiên, gia đình ông A không nói bồi thường mà chỉ nói hỗ trợ 2 triệu đồng cho nhà cô B nhưng cô B không nhận số tiền đó. Vậy giờ cô B cần làm gì để đòi lại quyền lợi của mình? Cảm ơn Luật sư!

    Luật sư tư vấn:

    Trường hợp này, bạn không cung cấp rõ thông tin sự việc cụ thể ra sao nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

    Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho rằng ông A đánh chết con nghé nhà cô B thì cô B hoàn toàn có thể bảo vệ và đòi lại quyền và lợi ích của mình.

    1, Trước hết, các bên nên thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại sao cho hợp lý theo quy định pháp luật.

    Khoản 1 Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

    Xem thêm: Phân loại và phân tích các loại cấu thành tội phạm

    Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Điều 605 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

    1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    Như vậy, việc đánh chết con nghé của cô B là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản đối với ông A. Do đó, ông A phải bồi thường thiệt hại tài sản cho cô B, mức bồi thường và hình thức bồi thường do các bên tự thỏa thuận với nhau thông qua giá trị thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

    Điều 608 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

    Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

    Xem thêm: Khách thể là gì? Phân tích khách thể của tội phạm và cho ví dụ?

    1. Tài sản bị mất;

    2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

    3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

    4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

    Do đó, căn cứ vào giá trị tài sản, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác để từ đó các bên thỏa thuận với nhau về việc bồi thường sao cho hợp lý và thỏa đáng.

    2, Trường hợp các bên không thể thỏa thuận cũng như ông A không chịu trách nhiệm bồi thường cho cô B.

    Khoản 1 Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội giết người? Phân loại tội phạm giết người?

    Nếu mức độ thiệt hại không đủ cấu thành tội phạm thì ông A phải chịu trách nhiệm hành chính theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    Xem thêm: Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo, tố giác tội phạm, mẫu đơn thư tố cáo lừa đảo mới nhất năm 2022

    Ngoài ra, ông A vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như trường hợp các bên tự thỏa thuận được nêu trước đó.

    Do đó, cô B hoàn toàn có quyền nộp đơn tố cáo lên cơ quan công an cấp quận/huyện nơi xảy ra hành vi để yêu cầu họ điều tra và giải quyết.

    Tuy nhiên, nếu không tìm ra được chứng cứ chứng minh thì rất khó để cơ quan điều tra giải quyết vụ việc này. Cô B cần cung cấp các căn cứ giúp cơ quan điều tra tiến hành điều tra dễ dàng và xử lý hành vi này cho thỏa đáng.

    4. Gây mất trật tự và hủy hoại tài sản bị xử phạt thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Cho tôi xin hỏi. Ông N.V.T đến nhà tôi gây mất trật tự, lớn tiếng chửi bới và dùng dao tấn công tôi và chặt cửa nhà tôi. Vậy ông N.V.T vi phạm tội gì và bị xử phạt ra sao? 

    Luật sư tư vấn:

    Thứ nhất, đối với hành vi ông N.V.T đến nhà bạn lớn tiếng và chửi bới:

    Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

    Xem thêm: Thẩm quyền của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế

    Thứ hai, đối với hành vi ông N.V.T dùng dao tấn công bạn:

    Tại Điều 104 Bộ luật hình sự có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    Xem thêm: Luật sư tư vấn quy định các tội phạm về ma tuý trực tuyến

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

    Xem thêm: Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân có thể điều tra các tội phạm do người ngoài quân đội thực hiện

    Không rõ là hành vi dung dao tấn công bạn có gây tổn hại tới sức khỏa của bạn hay không, nếu ông T dùng dao tấn công và gây tổn hại sức khỏe bạn thì ông T có thể bị xử lý hình sự.

    Thứ ba, đối với hành vi ông N.V.T chặt cửa nhà bạn:

    Theo Điều 143 Bộ luật hình sự về Tội cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:

    Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    Xem thêm: Hủy hoại tài sản, cố ý đập phá tài sản của người khác bị xử lý thế nào?

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Xem thêm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Nếu mức độ thiệt hại không đủ cấu thành tội phạm được viện dẫn ở trên thì ông N.V.T bị xử phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    Xem thêm: Tố cáo người có hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Ngoài ra, Khoản 1 Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

    Xem thêm: Tội phạm là gì? Phân loại, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm?

    Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Do ông N.V.T có hành vi chặt cửa gây thiệt hại cho gia đình bạn nên ông T phải bồi thường cho gia đình bạn. Việc bồi thường sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.

    Điều 608 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:

    Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

    1. Tài sản bị mất;

    2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

    3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

    4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

    Xem thêm: Khái niệm tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành

    Căn cứ vào giá trị tài sản, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác để từ đó các bên thỏa thuận với nhau về việc bồi thường sao cho hợp lý và thỏa đáng. Về nguyên tắc, bên gây thiệt hại sẽ phải bồi thường kịp thời và đầy đủ.

    5. Gây thương tích và hủy hoại tài sản phạm tội gì?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin cho hỏi ? Cháu bị một thanh niên đánh bị thương ở đầu, thương tật dưới 11%. Thanh niên đó còn đập phá một cửa nhà bằng kính, một bảng hiệu đèn, một cửa sổ bằng kính… Vậy nếu kiện thì thanh niên đó phạm tội gì và xử lý ra sao?  Xin cám ơn luật sư! 

    Luật sư tư vấn:

    Theo Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015”: 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    Xem thêm: Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự?

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Xem thêm: Cấu thành tội phạm vật chất trong bộ luật hình sự

    Như vậy nếu tỉ lệ thương tích thanh niên đó gây ra cho bạn là dưới 11% nhưng có thêm một trong những tình tiết bổ sung theo điều luật trên thì bạn có thể khởi kiện người đó với tội danh cố ý gây thương tích.

    Theo Điều 143 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2009:

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    Xem thêm: Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm hiếp dâm

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    Xem thêm: Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào?

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Vậy nếu thiệt hại mà thanh niên đó gây ra khi đập phá một cửa nhà bằng kính, một bảng hiệu đèn, một cửa sổ bằng kính có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng có thêm tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì bạn có hể khởi kiện người đó với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568

    Nếu hành vi của thanh niên đó không đáp ứng đủ các điệu kiện của hai tội phạm trên, bạn có thể khởi kiện người đó theo Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015”, buộc người đó phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho bạn:

    1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

    6. Hủy hoại tài sản của người khác xử phạt như thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xem thêm: Cấu thành tội phạm, mức phạt đối với tội gây rối trật tự công cộng

    Xin chào luật sư Nhà tôi và nhà bên cạnh có tranh chấp đất đai nhưng chưa được chính quyền giải quyết. Nhà tôi thì đi làm suốt nên ko có ai ở nhà . Bà vợ nhà kế bên hằng ngày ra vào hay làm hư hỏng đồ nhà tôi có chủ ý. Có lần còn mời giang hồ vào nhà tôi nói chuyện nhưng tôi đã bỏ qua. Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu tôi kiện bà vợ đó về tội cố ý phá hoại tài sản nhà tôi có được ko ạ. Vì nhà tôi là nhà tập thể xưa nên đến bây giờ chua có sổ đỏ. Tôi muốn xin xây hàng rào thì có được ko ạ. Cám ơn luật sư?

    Luật sư tư vấn:

    Vì bạn không nên rõ thiệt hại cụ thể như thế nào nên căn cứ theo thông tin bạn cung cấp có thể xác định 2 trường hợp sau:

    Trường hợp 1 theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

    “Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa tội phạm là gì? Các biện pháp phòng ngừa tội phạm?

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”

    Trường hợp 2, về hành vi của bà vợ nhà hàng xóm cố ý làm hư hỏng đồ đạc nhà bạn thì căn cứ Điều 143 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

    “Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng, đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    …. “.

    Theo quy định trên, bạn cần xác định rõ tổng giá trị các tài sản đã bị người đó phá hủy hoặc làm hư hỏng. Nếu tổng giá trị đó từ 2 triệu đồng trở lên thì đó là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 . Trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an tại địa phương để được giải quyết. Nếu chưa đến 2 triệu đồng thì hành vi đó phải “gây hậu quả nghiêm trọng” được hướng dẫn tại Khoản 3 Mục I Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP. Trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố cáo đến UBND địa phương để xử phạt hành chính. 

    Thứ hai, về việc nhà chưa được cấp sổ đỏ có làm hàng rào được không? Để được cấp giấy phép xây dựng bạn cần có đủ các giấy tờ trên, trong đó phải có “một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”,các giấy tờ đó được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013. Như vậy trường hợp bạn chưa có sổ đỏ nhưng nếu có một trong các giấy tờ khác trong Điều 100 Luật đất đai 2013 thì nộp kèm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Việc xây dựng hàng rào tại khu đô thị thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp được theo quy định tại khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014. Do vậy bạn cần phải đề nghị cơ quan có thẩm tại nơi bạn xây dựng tường rào cấp giấy phép xây dựng mới theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014.

    7. Xử phạt thế nào với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Luật sư cho con hỏi. Nhà con mua 1 vạt đất sau nhà để xây chuồng gà. Gia đình bên nhà còn chiếm đất nhà con dần dần, ngăn cản công nhân xây chuồng của nhà con. Cô ấy nói kêu chồng cô về giải quyết, 2 người bàn tính và đào 1 hố rất lớn trên đất nhà con, làm lộ phần móng nhà. Nếu tiếp tục đào thì sẽ sập tường. Trường hợp này xử phạt thế nào?

    Luật sư tư vấn:

    Theo thông tin bạn cung cấp, nhà bạn có một mảnh đất để xây chuồng gà, gia đình hàng xóm lấn chiếm đất đồng thời ngăn cản công nhân xây dựng chuồng của nhà bạn, đồng thời còn dự định đào hố đất trên nhà bạn, gây thiệt hại tài sản cho nhà bạn. Hành vi này tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác:

    “Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    (…)

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”

    Ngoài ra, nếu sau khi bị xử phạt còn tiếp tục vi phạm phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên thì có thể bị khởi tố về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản căn cứ Điều 143 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:

    xu-phat-the-nao-voi-hanh-vi-huy-hoai-hoac-co-y-lam-hu-hong-tai-san

    Luật sư tư vấn về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:19006568

    “Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b)  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.187 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cấu thành tội phạm

    Hủy hoại di sản văn hóa

    Hủy hoại tài sản

    Phá hoại tài sản

    Tội hủy hoại tài sản của người khác

    Tội phạm

    Xử lý hành vi phá hoại tài sản


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Cấu thành tội phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người

    Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là gì? Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người?

    Tội phạm rất nghiêm trọng là gì? Tội phạm rất nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự?

    Tội phạm rất nghiêm trọng là gì? Tội phạm rất nghiêm trọng tiếng Anh là gì? Tội phạm rất nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự?

     

    Công văn 12356/VPCP-NC năm 2018 xử lý thông tin báo chí phản ánh về hành vi hủy hoại tài sản của công dân do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 12356/VPCP-NC năm 2018 xử lý thông tin báo chí phản ánh về hành vi hủy hoại tài sản của công dân do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Sắc lệnh số 267/SL về việc trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước do Chủ tịch nước ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Sắc lệnh số 267/SL về việc trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước do Chủ tịch nước ban hành

    Mẫu đơn trình báo phá hoại tài sản và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Đơn trình báo phá hoại tài sản là gì và dùng để làm gì? Mẫu đơn trình báo phá hoại tài sản 2021 và hướng dẫn soạn thảo? Hành vi phá hoại tài sản có thể bị xử phạt như thế nào? Quy định về trình tự tiếp nhận đơn trình báo hành vi phá hoại tài sản?

    Nghị quyết 67/2019/NQ-HĐND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Nghị quyết 67/2019/NQ-HĐND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình

    Quyết định 67/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 67/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình

    Tội phạm về tham nhũng là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng?

    Tội phạm về tham nhũng (corruption) là gì? Tội phạm về tham nhũng tiếng Anh là gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm về tham nhũng?

    Bạo loạn là gì? Cấu thành tội phạm và hình phạt đối với tội bạo loạn?

    Bạo loạn (riot) là gì? Bạo loạn tiếng anh là gì? Cấu thành tội phạm và hình phạt đối với tội bạo loạn?

    Tội phạm là gì? Phân loại, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm?

    Tội phạm (Crime) là gì? Tội phạm tiếng anh là gì? Phân loại tội phạm? Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm? Tình hình tội phạm hiện nay?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Bình? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Bình ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Bình?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bạc Liêu

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bạc Liêu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bạc Liêu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bạc Liêu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bạc Liêu?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Kạn

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Kạn ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Kạn? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Kạn ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Kạn?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bà Rịa - Vũng Tàu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh An Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh An Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm An Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại An Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại An Giang?

    Lỗi không chấp hành biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

    Biển báo giao thông là gì? Mức xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và biển báo? Xác định lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường thế nào?

    Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí

    Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí. Tư vấn pháp luật về trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.1950 .

    Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trung tâm dịch vụ việc làm

    Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm? Quyền hạn của trung tâm dịch vụ việc làm? Vai trò của các trung tâm dịch vụ việc làm?

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm? Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không? Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh?

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) mới nhất 2022

    Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

    Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?

    Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo là gì? Nghĩa vụ của bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu giấy cam kết, văn bản thỏa thuận tài sản riêng vợ chồng

    Mẫu giấy cam kết, đơn xác nhận, văn bản thỏa thuận tài sản riêng chi tiết nhất. Cách thức xác nhận tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Quy định về tủ thuốc cấp cứu, danh mục các loại thuốc cần có

    Quy định về danh mục các loại thuốc trong tủ thuốc của doanh nghiệp? Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc?

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2022

    Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung? Mẫu văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng? Đăng ký tài sản chung của vợ chồng? Căn cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng? Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất?

    Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

    Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Trình tự thủ tục nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch?

    Ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch? Các bước lập kế hoạch? Phương pháp lập kế hoạch của doanh nghiệp?

    Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục, hồ sơ cần những gì?

    Tìm hiểu về bản sao giấy khai sinh hợp lệ? Xin giấy khai sinh bản sao ở đâu? Thủ tục làm giấy khai sinh bản sao?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá