Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tội sử dụng trái phép tài sản

Tư vấn pháp luật

Tội sử dụng trái phép tài sản

  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tài Điều 142 Bộ Luật Hình sự, là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng.

          toi-su-dung-trai-phep-tai-san%281%29Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tài Điều 142 Bộ Luật Hình sự, là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

     

    I/ Dấu hiệu pháp lý:

       1. Khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản:

       Là các quan hệ sở hữu tài sản, bao gồm quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản. Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản của người khác bao gôm tiền, vật, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản.

       2. Mặt khách quan của tội sử dụng trái phép tài sản:

       Mặt khách quan của tội này thể hiện bởi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Sử dụng trái phép tài sản của người khác là hành vi khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người khác một cách trái phép. Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự, thì hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ bị coi là phạm tội khi sử dụng tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

       Về lý luận, thì có ba trường hợp người phạm tội sử dụng trái phép tài sản sau đây:

       +Trường hợp thứ nhất, phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng.

       +Trường hợp thứ hai, phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

       + Trường hợp thứ ba, phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên, đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.

       Thời điểm hoàn thành của tội phạm này phụ thuộc vào từng trường hợp phạm tội nêu trên. Cụ thể, đối với trường hợp thứ nhất, thì tội phmaj được coi là  hoàn thành từ thời điểm gây ra hậu quả nghiệm trọng do sử dụng trái phép tài sản của người khác với giá trị tài sản trên năm mươi triệu đồng, trường hợp thứ hai và ba thì tội phạm được coi là hoàn thành ngay từ thời điểm có hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị trên năm mươi triệu đồng.

    toi-su-dung-trai-phep-tai-san%281%29

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568    

       3. Mặt chủ quan của tội sử dụng trái phép tài sản:

       Tội sử dụng trái phép tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chính là thu lợi về lợi ích vật chất cho cá nhâm hoặc một nhóm người nào đó.

       4. Chủ thể của tội này: 

       Là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

    II/ Hình phạt:

    Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về 3 mức hình phạt đối với loại tội này như sau:

    1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

    A) Phạm tội nhiều lần;

    B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

    D) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Phá hoại tài sản

    Sử dụng trái phép tài sản

    Tội sử dụng trái phép tài sản

    Trái phép


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Sử dụng trái phép tài sản là gì? Tội sử dụng trái phép tài sản?

    Sử dụng trái phép tài sản là gì? Tội sử dụng trái phép tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự. Hướng dẫn tố cáo hành vi sử dụng trái phép tài sản của mình.

    Đánh bạc là gì? Đánh bạc trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Đánh bạc là gì? Đánh bạc trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Mẫu đơn trình báo phá hoại tài sản và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Đơn trình báo phá hoại tài sản là gì và dùng để làm gì? Mẫu đơn trình báo phá hoại tài sản và hướng dẫn soạn thảo? Hành vi phá hoại tài sản có thể bị xử phạt như thế nào? Quy định về trình tự tiếp nhận đơn trình báo hành vi phá hoại tài sản?

    Mẫu đơn kiến nghị xây dựng trái phép và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

    Mẫu đơn kiến nghị xây dựng trái phép là gì? Mẫu đơn kiến nghị xây dựng trái phép? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định về vi phạm về xây dựng?

    Mẫu đơn khiếu nại xây dựng trái phép và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

    Đơn khiếu nại xây dựng trái phép là gì? Mẫu đơn khiếu nại xây dựng trái phép? Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại xây dựng trái phép chi tiết nhất? Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng trái pháp luật? Một số quy định của pháp luật về khiếu nại?

    Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an mới nhất

    Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định về tố cáo hành vi kiểm tra, tạm giữ trái phép của công an?

    Mẫu biên bản xử lý mang đồ trái phép ra khỏi cơ quan chi tiết nhất

    Biên bản xử lý mang đồ trái phép ra khỏi cơ quan là gì? Mẫu biên bản xử lý mang đồ trái phép ra khỏi cơ quan? Hướng dẫn soạn thảo biên bản xử lý mang đồ trái phép ra khỏi cơ quan? Một số quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động?

    Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là gì? Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự?

    Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ

    Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ là gì? Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ?

    Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách

    Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là gì? Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách trong tiếng Anh là gì? Cấu thành tội phạm của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ