Tập quán là những thói quen, phong tục được áp dụng một cách thường xuyên. Vậy vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tập quán trong thương mại?
Căn cứ khoản 4 Điều 3
Tập quán thương mại quốc tế chính là một trong những nguồn luật cơ bản điều chỉnh
– Phải là thói quen phổ biến, được áp dụng một cách thường xuyên;
– Nội dung phải rõ ràng, mọi người có thể hiểu và xác định được quyền cũng như nghĩa vụ của nhau;
– Đó là thói quen duy nhất đối với từng địa phương và áp dụng đối với từng vấn đề.
Tập quán thương mại quốc tế thường được chia thành 03 loại gồm:
(1) Tập quán có tính nguyên tắc: được hiểu là những tập quán được hình thành dựa trên các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền giữa các quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc.
(2) Tập quán quốc tế chung: được hiểu là những tập quán được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận cũng như áp dụng.
(3) Tập quán mang tính khu vực: được hiểu là những tập quán được áp dụng riêng cho từng quốc gia hoặc từng khu vực cụ thể.
Tập quán quốc tế sẽ được áp dụng cho các hợp đồng kinh doanh quốc tế khi các điều ước quốc tế liên quan quy định; khi hợp đồng kinh doanh quốc tế có quy định; khi luật quốc gia do bên lựa chọn không có hoặc có quy định nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp.
Hiện nay, tập quán thương mại quốc tế được rất nhiều nước công nhận và được áp dụng tại nhiều khu vực, cụ thể như các Điều kiện Thương mại Quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tập hợp và soạn thảo (gọi tắt là Incoterms). Các bản Incoterms đã từng được công bô’ và sửa đổi qua các năm: Incoterms 1953 – Incoterms 1980 – Incoterms 1990 – Incoterms 2000 và phiên bản mới nhất hiện nay là Incoterms 2010 trong đó quy định các điều kiện thương mại khác nhau (như điều kiện FOB, CIF, DAP…) được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng.
2. Vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế như thế nào?
Tập quán quốc tế có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các quy phạm luật quốc tế cũng như điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế có xảy ra phát sinh tranh chấp một cách hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia:
Đây là một quy tắc xử sự chung trong quan hệ các quốc gia và được các quốc gia tuân thủ, áp dụng một cách tự nguyện.
Tập quán quốc tế được các quốc gia thừa nhận có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình. Theo Công ước Viên năm 1969 có đề cập đến nội dung những quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề chưa được quy định trong các điều khoản của công ước này. Do đó, đối với các quốc gia chưa gia nhập công ước có thể sẽ viện dẫn các quy phạm của công ước dưới dạng các quy phạm tập quán để áp dụng.
(2) Tập quán quốc tế có vai trò điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau:
Bản chất của tập quán quốc tế là cho phép các chủ thể thỏa thuận để lựa chọn cách xử sự cho mình, có giá trị pháp lý bắt buộc. Các quốc gia tôn trọng và thừa nhận các quy tắc xử sự của quốc gia mà mình hợp tác thông qua tập quán quốc tế từ đó tạo được mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Thực tế, có những quy phạm pháp luật do chính các quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định cũng được các chủ thể khác thừa nhận là tập quán quốc tế và khi hợp tác với những quốc gia đó phải tuân thủ tập quán quốc tế đó.
(3) Vai trò của tập quán quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế:
Hiện nay, tranh chấp quốc tế cũng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng bên cạnh sự phát triển, gia tăng trong các quan hệ hợp tác quốc tế. Việc tranh chấp xảy ra này đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau, để giải quyết việc xảy ra tranh chấp này sẽ phải áp dụng luật (bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức) hay các nguyên tắc quy phạm của Luật quốc tế.
Có những trường hợp tranh chấp quốc tế sẽ không thể giải quyết bằng việc áp dụng Luật quốc tế hay điều ước quốc tế mà có thể áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết, giúp cho cơ quan tài phán dễ dàng xử lý một cách hợp tình và hợp lý nhất.
3. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong thương mại:
Căn cứ Điều 13
Trường hợp nếu như pháp luật không có quy định hay các bên không có thỏa thuận cũng như không có thói quen đã được thiết lập từ trước giữa các bên thì sẽ áp dụng tập quán thương mại. Tuy nhiên việc áp dụng này đảm bảo không được trái với Luật thương mại và Bộ luật dân sự.
Đối với Việt Nam, việc áp dụng điều ước quốc tế, tập quán thương mại được xác định như sau:
– Áp dụng quy định của điều ước quốc tế nếu như điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật thương mại năm 2005.
– Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
– Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có qui định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng qui định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
4. Đặc điểm chung của việc áp dụng tập quán trong thương mại:
(1) Áp dụng tập quán thương mại sẽ tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc các chế định khác được cơ quan nhà nước thừa nhận. Tòa án sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại xảy ra. Các chủ thể của các quan hệ này có thể thỏa thuận thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (như thương lượng, hòa giải, trọng tài, tiểu xét xử, hòa giải – trọng tài, xét xử bởi thẩm phán tư, xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược). Khả năng áp dụng tập quán thương mại trong các cơ chế giải quyết đều được thừa nhận, ngoại trừ hòa giải và thương lượng.
(2) So với các quy tắc tập quán trong văn bản quy phạm pháp luật thì việc áp dụng tập quán nói chung và tập quán thương mại nói riêng sẽ phải đáp ứng các đòi hỏi khắt khe hơn.
(3) Tập quán thương mại quốc tế có mối quan hệ với điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau. Cụ thể điều đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:
– Tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.
– Điều ước quốc tế không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế nếu tương đương về nội dung.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật thương mại 2005.