Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Uncitral là gì? Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)

Tư vấn pháp luật

Uncitral là gì? Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)

  • 04/08/202204/08/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    04/08/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    UNCITRAl là gì? Những thông tin về Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế?

    Thương mại quốc tế là hoạt động cực kỳ phức tạp bởi sự tham gia của nhiều chủ thể đến từ khắp nơi trên thế giới. Hoạt động đó đòi hỏi cần có một cơ chế bảo đảm, một cơ quan nền tảng và một chế độ pháp lý vững chắc. Sự ra đời của Ủy ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế cho thấy được vai trò quan trọng của nó trong hoạt động thương mại quốc tế.

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. UNCITRAL là gì?
    • 2 2. Những thông tin về Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế:
      • 2.1 2.1. Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế:
      • 2.2 2.2. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Ủy ban liên hợp quốc về thương mại quốc tế.

    1. UNCITRAL là gì?

    UNCITRAL (United Nations Commission  On International  Trade Law) là tên viết tắt của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế, là cơ quan pháp lý cốt lõi của hệ thống Liên hợp quốc trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế.

    2. Những thông tin về Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế:

    2.1. Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế:

     Khi thương mại thế giới bắt đầu mở rộng đáng kể vào những năm 1960, chính phủ các nước bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải có một bộ tiêu chuẩn và quy tắc toàn cầu để hài hòa các quy định quốc gia và khu vực, trong đó có việc điều chỉnh thương mại quốc tế. Từ đó, Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập theo Nghị quyết 2205 (XXI) ngày 17 Tháng 12 năm 1966 “để thúc đẩy tiến bộ hài hòa và thống nhất của pháp luật thương mại quốc tế” thông qua đó giảm thiểu những rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế. Hiện nay, thông qua 6 nhóm công tác, hoạt động của UNCITRAL đang tập trung vào các mảng công tác về trọng tài và hòa giải, cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, thương mại điện tử, luật phá sản, giao dịch bảo đảm, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Ban đầu, UNCITRAL chỉ có 29 quốc gia thành viên và được mở rộng thành 36 thành viên vào năm 1973. 9 năm sau, số thành viên của Ủy ban này đã tăng gần gấp đôi, lên con số 60 thành viên, bao gồm: 12 quốc gia châu Phi, 15 quốc gia châu Á, 18 quốc gia châu Âu, 6 quốc gia Mỹ Latinh – Caribbean và 1 quốc gia châu đại dương; được bầu bởi Đại hội đồng LHQ.

    Các thành viên của UNCITRAL thường được bầu theo nhiệm kỳ sáu năm và chia rẽ cứ 3 năm thì lại bầu lại 1/2 số thành viên.

    Cách thức hoạt động: Ủy ban được tổ chức ở 3 cấp độ. Cấp độ 1 (cao nhất) mà Ủy ban tổ chức là phiên họp toàn thể hàng năm. Cấp độ 2 là nhóm làm việc liên chính phủ phát triển các chủ đề trong chương trình làm việc của UNCITRAL giúp đơn giản hóa các giao dịch thương mại và giảm chi phí liên quan. Nhóm làm việc này nhóm họp mỗi năm 2 lần, tổ chức luân phiên tại New York và Mỹ, công việc trong cấp độ này gồm những công việc sau:

    – Hoàn thiện và thông qua các văn bản dự thảo được giới thiệu lên Ủy ban;

    – Xem xét các báo cáo tiến độ của các nhóm làm việc về các dự án tương ứng của họ;

    – Lựa chọn các chủ đề cho công việc trong tương lai hoặc nghiên cứu thêm;

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế mới nhất năm 2022

    – Báo cáo về các hoạt động hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp làm việc với các tổ chức quốc tế khác;

    – Giám sát sự phát triển trong hệ thống CLERE và tình trạng và thúc đẩy các văn bản pháp lý UNCITRAL;

    – Xem xét các nghị quyết của Đại hội đồng về hoạt động của UNCITRAL; vấn đề hành chính…

    Cấp độ 3 là các nhóm làm việc đảm nhận công việc chuẩn bị thực chất về các chủ đề trong chương trình làm việc của UNCITRAL. Thành viên của các nhóm làm việc bao gồm tất cả các thành viên của UNCITRAL. Một nhóm làm việc thường họp hai lần một năm, tổ chức một phiên mùa xuân ở New York và một phiên mùa thu ở Vienna.

    Có tất cả 7 nhóm làm việc:

    – Nhóm 1 về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa;

    – Nhóm 2 về trọng tài và hòa giải / giải quyết tranh chấp;

    – Nhóm 3 về cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước;

    Xem thêm: Tập quán thương mại quốc tế là gì? Áp dụng tập quán thương mại quốc tế?

    – Nhóm 4 về thương mại điện tử;

    – Nhóm 5 về Luật không có khả năng thanh toán;

    – Nhóm 6 về quyền lợi bảo mật

    – Nhóm 7 là về các vấn đề khác.

    Một số hoạt động điển hình của UNCITRAL

    Đối với Nhóm công tác V về luật phá sản, qua 53 phiên làm việc (mỗi năm 2 phiên), UNCITRAL đã thảo luận và ban hành nhiều văn bản quan trọng, nổi bật như Luật mẫu của UNCITRAL về phá sản xuyên quốc gia được ban hành năm 1997 (Luật mẫu) và Hướng dẫn thực thi và giải thích luật mẫu này vào năm 2013 (Hướng dẫn).

    Phiên họp lần thứ 54 được tổ chức tại thủ đô Viên của Cộng hòa Áo trong thời gian 5 ngày làm việc, từ ngày 10 đến ngày 14/12/2018. Phiên họp có sự tham dự của đại diện 40 nước thành viên của Nhóm công tác, đại diện của 18 nước với tư cách là quan sát viên và của 20 tổ chức quốc tế dưới sự điều hành của ông Wisit Wissitsora-AT (đại biểu của Thái Lan). Đây là lần thứ tư Việt Nam cử đoàn tham dự với tư cách là quan sát viên của Nhóm công tác.

    Tại phiên họp lần thứ 54, UNCITRAL đã thảo luận về 3 chủ đề gồm: (i) phá sản xuyên quốc gia của nhóm doanh nghiệp; (ii) nghĩa vụ của giám đốc trong giai đoạn doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; và (iii) phá sản doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs).

    Xem thêm: Quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ theo Luật thương mại

    Phá sản xuyên quốc gia của Nhóm doanh nghiệp

    Tại phiên họp thứ 43 vào năm 2010, Ủy ban đã chấp nhận đề xuất của Nhóm công tác rằng cần tiến hành trao đổi và xử lý vấn đề phá sản xuyên biên giới đối với nhóm các doanh nghiệp. Nhóm công tác đã trao đổi về chủ đề này tại phiên họp thứ 45 (tháng 4/2014), 46 (tháng 12/2014), 47 (tháng 5/2015), thứ 48 (tháng 12/2015), 49 (tháng 5/2016), 50 (tháng 12/2016), 51 (tháng 5/2017), 52 (tháng 12/2017) và 53 (tháng 5/2018).

    Sau quyết định của Nhóm công tác tại phiên họp thứ 53 rằng văn bản cần được chuẩn bị dưới hình thức là luật mẫu trong đó tên tiêu đề tạm thời là “Luật mẫu về phá sản nhóm doanh nghiệp”, nội dung văn bản tiếp tục được sửa đổi để nhóm tiếp tục xem xét tại phiên họp thứ 54 của Nhóm công tác. Tại phiên họp thứ 54, các đại biểu đã thảo luận và đồng ý với các nội dung cơ bản của Luật mẫu về phá sản nhóm doanh nghiệp và giao cho Ban Thư ký tiếp thu, chỉnh sửa, trình nhóm công tác vào phiên họp thứ 55.

    Nghĩa vụ của giám đốc của các doanh nghiệp trong giai đoạn doanh nghiệp sắp mất khả năng thanh toán

    Sau khi hoàn thành phần thứ Tư của Hướng dẫn lập pháp về luật phá sản trong đó đề cập đến nghĩa vụ của các giám đốc trong giai đoạn sắp phá sản (2013), tại phiên họp thứ 44 (tháng 12/2013), Nhóm công tác đã thống nhất về tầm quan trọng của việc thảo luận về nghĩa vụ của giám đốc của các doanh nghiệp trong nhóm trong giai đoạn sắp phá sản bởi vì có nhiều vấn đề thực tiễn khó khăn trong lĩnh vực này và một giải pháp phù hợp sẽ mang lại lợi ích lớn cho việc thực hiện cơ chế phá sản có hiệu quả.

    Đồng thời, Nhóm công tác cũng nhận thấy rằng có những vấn đề cần cân nhắc một cách cẩn trọng để các giải pháp đưa ra không cản trở việc phục hồi hoạt động kinh doanh và khiến cho các giám đốc gặp khó khăn khi hoạt động để hỗ trợ cho việc phục hồi hoặc buộc giám đốc phải tiến hành mở thủ tục phá sản khi chưa chín muồi. Về những vấn đề đã xem xét, Nhóm công tác thống nhất rằng việc xem xét xem phần thứ ba của Hướng dẫn lập pháp sẽ được áp dụng như thế nào đối với đối với việc phá sản nhóm doanh nghiệp và xác định những vấn đề khác (ví dụ như xung đột giữa nhiệm vụ của giám đốc với nhiệm vụ của bản thân doanh nghiệp và lợi ích của nhóm) sẽ rất hữu ích.

    Tại phiên họp thứ 54, văn bản này một lần nữa lại được Nhóm công tác đưa ra xem xét. Tại phiên họp này, với nhận thức rằng các văn bản về nhóm doanh nghiệp đang được dần hoàn thiện, cho nên Nhóm công tác có thể xem xét điều chỉnh thêm về dự thảo văn bản về nghĩa vụ của giám đốc để có thể hoàn thiện cùng với việc hoàn thiện dự thảo Luật mẫu về phá sản nhóm doanh

    UNCITRAL có trụ sở chính đặt trong khuôn viên Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Vienna, thực hiện công việc của mình tại các kỳ họp thường niên được tổ chức luân phiên tại thành phố New York và Vienna.

    Xem thêm: Thương mại quốc tế là gì? Đặc điểm và khái quát về thương mại quốc tế?

    2.2. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Ủy ban liên hợp quốc về thương mại quốc tế.

    Trước đây, mặc dù mặc dù chưa là thành viên chính thức, Việt Nam đã từng bước tích cực tham gia UNCITRAL với tư cách quan sát viên, tham dự và đóng góp tích cực tại các phiên họp, thảo luận trong một số nhóm làm việc của UNCITRAL, đặc biệt là trong các hoạt động của nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 5.

    Với số phiếu 157/193 (cao thứ 5), Việt Nam đã trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2019-2025 tại cuộc bỏ phiếu trong khuôn khổ Khóa họp 73 của Đại hội đồng LHQ diễn ra tại New York rạng sáng 18-12 (theo giờ Việt Nam). Việc trở thành thành viên của Ủy ban liên hợp quốc về thương mại quốc tế tạo cơ hội cho Việt Nam trong việc tăng cường tham khảo, có điều kiện tham gia sâu hơn vào quá trình thảo luận, xem xét các vấn đề mà các quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân đặt ra trong các vấn đề thương mại quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để hoàn hiện khuôn khổ pháp luật trong nước theo hướng phù hợp với chuẩn mực chung, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và giải quyết các tranh chấp phát sinh theo chuẩn mực quốc tế (trong quá trình giải quyết tranh chấp, Việt Nam phải tham vấn các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao năng lực pháp lý nói chung không chỉ của cơ quan nhà nước mà cả các cơ chế, các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp…. ).

    Với sự tín nhiệm lần này của LHQ và việc Việt Nam trở thành thành viên UNCITRAL, đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập pháp lý đa phương, chủ động tham gia xây dựng, định hình pháp luật ở cấp độ quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.

    Xem thêm: Các hình thức đại lý theo quy định của Luật Thương mại năm 2005

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 10.208 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Liên hợp quốc

    Luật Thương mại

    Thương mại quốc tế


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    17 mục tiêu, 169 chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc

    17 mục tiêu, 169 chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc? Những thách thức cho sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc?

    Kinh tế quốc tế là gì? Tìm hiểu về ngành kinh tế quốc tế?

    Kinh tế quốc tế là gì? Tìm hiểu về ngành kinh tế quốc tế? Phân biệt kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế? Kỹ năng của sinh viên ngành kinh tế quốc tế? Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành kinh tế quốc tế?

    Quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế?

    Quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Vai trò của quan hệ kinh tế quốc tế? Sự tăng trưởng kinh tế quốc tế theo chiều rộng? Sự phát triển quan hệ kinh tế quốc tế theo chiều sâu?

    Vay ưu đãi là gì? So sanh vay ưu đãi và vay thương mại quốc tế?

    Vay ưu đãi là gì? So sanh vay ưu đãi và vay thương mại quốc tế?

    Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc là gì? Các nội dung liên quan

    Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc là gì? Các nội dung liên quan?

    Tài trợ thương mại là gì? Tài trợ thương mại quốc tế? Nội dung

    Định nghĩa và nội dung về tài trợ thương mại? Định nghĩa và nội dung về tài trợ thương mại quốc tế?

    Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc là gì? Chức năng và hoạt động

    Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc là gì? Chức năng của tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc? Hoạt động của tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc?

    Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là gì? Đặc trưng và ví dụ

    Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp là gì? Đặc trưng và ví dụ về tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp?

    Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là gì? Đặc trưng và ví dụ

    Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp là gì? Đặc trưng và ví dụ về tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp?

    Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là gì? Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế

    Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là gì? Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Thời gian chốt sổ BHXH? Làm sao biết sổ BHXH đã chốt chưa?

    Chốt sổ BHXH cho lao động là gì? Thời gian chốt sổ BHXH? Làm sao biết sổ BHXH đã chốt chưa?

    Thực thi pháp luật là gì? Cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam?

    Thực thi pháp luật là gì? Cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam?Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật?

    Quy định về điều kiện để được giải quyết ly hôn đơn phương

    Tổng quan về ly hôn đơn phương? Quy định về điều kiện để được giải quyết ly hôn đơn phương? Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất?

    Sang tên xe máy trong cùng tỉnh có được giữ lại biển số xe?

    Khái quát về quy định sang tên xe? Sang tên xe máy trong cùng tỉnh có được giữ lại biển số xe? Có được đổi biển số xe mới nếu không thích biển số cũ?

    Đồng tiền Việt Nam là gì? Lịch sử và các mệnh giá tiền Đồng?

    Đồng tiền Việt Nam là gì? Đồng tiền Việt Nam được dịch với tên tiếng Anh là gì? Lịch sử và các mệnh giá tiền Đồng Việt Nam?

    Tội trốn thuế là gì? Tội trốn thuế theo Bộ luật hình sự 2015?

    Tội trốn thuế là gì? Tội trốn thuế được biết đến với tên tiếng Anh là gì? Tội trốn thuế theo Bộ luật hình sự 2015?

    Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Lãnh tiền trượt giá ở đâu?

    Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được biết đến với tên tiếng Anh là gì? Lãnh tiền trượt giá ở đâu?

    Độc lập là gì? Ý nghĩa của độc lập, tự do đối với một quốc gia?

    Độc lập là gì? Độc lập được dịch với tên trong tiếng Anh là gì? Ý nghĩa của độc lập, tự do đối với một quốc gia?

    Bảo lãnh thanh toán là gì? Bảo lãnh thanh toán ngân hàng?

    Bảo lãnh thanh toán là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu bảo lãnh thanh toán? Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì?Thủ tục bảo lãnh thanh toán ngân hàng?

    Mẫu đơn xin xác nhận đất đai (xác nhận quyền sử dụng đất)

    Đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất? Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất?

    Thủ tục và hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền tên kênh Youtube

    Đăng ký thương hiệu kênh youtube là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Thủ tục đăng ký thương hiệu kênh youtube? Hồ sơ đăng ký thương hiệu kênh Youtube?

    17 tuổi có được thi bằng lái xe máy không? Độ tuổi thi GPLX?

    Bằng lái xe là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? 17 tuổi có được thi bằng lái xe không? Bao nhiêu tuổi được thi bằng lái xe máy?

    Bóc lột lao động là gì? Bóc lột sức lao động bị xử phạt thế nào?

    Bóc lột lao động là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Một số hình thức bóc lột sức lao động? Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào?

    Hướng dẫn cách gửi và tra cứu hồ sơ BHXH qua bưu điện

    Sơ lược về Bảo hiểm xã hội? Thuật ngữ tiếng Anh? Hướng dẫn nộp hồ sơ BHXH qua bưu điện? Hướng dẫn tra cứu trực tuyến hồ sơ BHXH?

    Thị tộc là gì? Đặc điểm và lịch sử phát triển của chế độ thị tộc?

    Thị tộc là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Đặc điểm của chế độ thị tộc? Lịch sử phát triển của chế độ Thị tộc?

    Đổi tiền rách ở ngân hàng nào? Đổi tiền rách có mất phí không?

    Quy định về việc đổi tiền rách tại ngân hàng? Tiền rách tiếng Anh là gì? Đổi tiền rách ở ngân hàng nào? Đổi tiền rách có mất phí không? Thủ tục đổi tiền rách tại các ngân hàng?

    Lương giáo viên THPT (cấp 3) là bao nhiêu? Cách tính đúng?

    Bậc lương giáo viên THPT? Lương của giáo viên THPT tiếng Anh là gì? Hướng dẫn tính lương giáo viên THPT? Một số phụ cấp đối với giáo viên?

    Mẫu hợp đồng thuê, mượn tài sản và hướng dẫn soạn thảo

    Mượn tài sản là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản? Mẫu hợp đồng thuê tài sản là gì? Hướng dẫn cách soạn thảo?

    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Ý nghĩa và ví dụ?

    Thời hiệu truy cứu TNHS là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Thời điểm xác định thời hiệu truy cứu TNHS? Ý nghĩa quy định thời hiệu? Ví dụ?

    Mẫu biên bản xác nhận góp vốn cho cổ đông mới và chuẩn nhất

    Mẫu biên bản xác nhận góp vốn cho cổ đông là gì? Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản xác nhận góp vốn cho cổ đông.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá