Trong các giao dịch dân sự thì việc một bên ủy quyền cho cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ nhất định được diễn ra khá phổ biến. Vậy, người đại diện giao dịch với chính mình có được không?
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào về giao dịch dân sự với chính mình?
Theo quy định tại Điều 116
2. Người đại diện có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hay không?
Liên quan đến giao dịch dân sự thì Bộ luật Dân sự 2015 là văn bản pháp luật điều chỉnh các giao dịch này. Theo Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ về phạm vi đại diện khi tiến hành xác lập hoặc thực hiện giao dịch dân sự trên thực tế. Theo đó, người đại diện chỉ được pháp luật trao quyền xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện nhất định căn cứ theo các yếu tố dưới đây:
+ Thứ nhất: người đại diện được thực hiện quyền khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Thứ hai: người đại diện chỉ được xác lập thực hiện giao dịch trong điều lệ mà pháp nhân đó đã quy định cụ thể;
+ Thứ ba: cần thể hiện rõ được nội dung ủy quyền phạm vi thực hiện quyền;
+ Thứ tư: cần tuân thủ đúng các quy định khác mà pháp luật có đề cập;
– Đối với trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại Khoản 1 của Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân đang giữ vị trí là người đại diện theo pháp luật có thể được xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự. Thực hiện các giao dịch này phải vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Đặc biệt, điều khoản này cũng đã ghi nhận rằng một cá nhân, pháp nhân có thể được pháp luật cho phép đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được phép nhân danh người được đại diện để xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba trong khi mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Khi thực hiện quyền của mình thì người đại diện phải có trách nhiệm thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện.
Đối chiếu với quy định nêu trên, tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rất rõ về việc cá nhân là người đại diện không được nhân danh người đại diện để xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó. Trong điều khoản này cũng quy định rõ một trường hợp ngoại lệ đó là nếu có pháp luật quy định khác. Vậy chúng ta xét đến việc ” trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” với nội dung như sau:
Đặt ra trường hợp giả định ông A đang là Giám đốc của một doanh nghiệp, ông này sở hữu riêng nhiều bất động sản với giá trị lớn. Khi doanh nghiệp của ông gặp khó khăn về nguồn vốn ông A quyết định mang tài sản là bất động sản để thế chấp cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi làm thủ tục thế chấp cho ngân hàng bị từ chối vì lý do giao dịch với chính mình.
Áp dụng khoản nay Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 đối với quy định nêu trên thì có hai luồng quan điểm chính.
Quan điểm thứ nhất nêu lên lý do cá nhân này không được thực hiện đại diện giao dịch với chính mình bởi vì pháp luật quy định nghiêm cấm việc người đại diện thực hiện giao dịch với chính mình, trừ khi pháp luật có quy định khác;
Quan điểm thứ hai thì chứng minh được rằng giao dịch dân sự của ông A thực hiện việc thế chấp bất động sản của mình làm tài sản cho doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Bởi theo quy định tại Điều 67, 86 và Điều 162
Như vậy ông A nếu nhận được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông thì hoàn toàn có thể ký vào hợp đồng với cả hai tư cách là bên thế chấp và đại diện của bên được bảo đảm đó là doanh nghiệp của ông A. Điều này là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật cụ thể là luật doanh nghiệp.
3. Hậu quả khi giao dịch dân sự với chính mình:
Như đã biết, không phải bất kỳ giao dịch dân sự nào thực hiện với chính mình cũng sẽ bị vô hiệu tuy nhiên đối với những trường hợp giao dịch dân sự với chính mình vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ bị coi là vô hiệu, không được pháp luật công nhận giá trị trên thực tế.
3.1. Thực hiện hành vi đại diện là đang vi phạm điều cấm của luật dân sự:
Pháp luật dân sự không cho phép các giao dịch dân sự được diễn ra với chính mình. Do đó, nếu cá nhân vẫn cố tình thực hiện việc giao kết dân sự thì sẽ bị tuyên là vô hiệu do vi phạm Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về những việc vi phạm điều cấm của luật và trái với đạo đức xã hội.
Hậu quả của việc bị tuyên là giao dịch dân sự vô hiệu phải căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, khi đó giao dịch này sẽ không làm thay đổi phát sinh, hay chấm dứt bất kỳ quyền, nghĩa vụ của các bên, tính từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Từ đó, kéo theo các bên sẽ không có sự sự ràng buộc nhất định trả lại cho nhau những gì đã được nhận. Trong trường hợp không thể chả bằng hiện vật sau khi đã xác lập thì phải tiến hành quy đổi ra tiền để trả lại.
3.2. Giao dịch dân sự được xác lập và thực hiện bởi người không có quyền đại diện:
Trường hợp thứ hai được đề cập đến cùng với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu khi vi phạm điều cấm đó là việc cá nhân thực hiện quyền đại diện xác lập thực hiện giao dịch dân sự nhưng không có quyền đại diện trên thực tế. Nếu cá nhân này cố tình thực hiện quyền này sẽ dẫn đến hậu quả không làm phát sinh quyền nghĩa vụ của người đại diện nêu tại Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015, trừ một số trường hợp nêu dưới đây:
– Nếu người được đại diện biết được việc cá nhân khác thực hiện quyền đại diện không được ủy quyền của mình nhưng vẫn công nhận giao dịch dân sự đó;
– Cá nhân là người được đại diện có thể biết giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện nhưng không có thể hiện rõ yếu tố phản đối trong một thời gian hợp lý;
– Trong trường hợp người được đại diện có yếu tố lỗi dẫn đến người đã giao dịch với người này không biết và không thể biết được việc người đã xác lập thực hiện giao dịch với mình không có quyền đại diện.
Vì vậy, nếu thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì một cá nhân không có quyền đại diện thực hiện xác lập thực hiện giao dịch dân sự vẫn có thể được công nhận tính pháp lý.
Trong trường hợp nếu người đã giao dịch không biết thì hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và có quyền được yêu cầu người không có quyền đại diện tiến hành bồi thường thiệt hại, trường hợp người đã giao dịch biết việc này nhưng vẫn cố tình giao dịch hoặc người được đại diện đã công nhận giao dịch.
Đối với vấn đề này, pháp luật dân sự cũng quy định rõ trách nhiệm bồi thường liên đới thiệt hại cho người được đại diện nếu người đại diện không có thẩm quyền thực hiện các giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Bộ luật Dân sự 2015.