Năng lực hành vi dân sự là một trong những điều kiện để xem xét cá nhân có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây nên . Vậy tài xế mắc bệnh tâm thần gây tai nạn thì xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người bị tâm thần có phải là người mất năng lực hành vi dân sự?
Căn cứ theo
Theo đó, Một người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ không thể độc lập chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định mất năng lực hành vi dân sự được ghi nhận những nội dung dưới đây:
– Người mất năng lực hành vi dân sự là cá nhân thực hiện hành vi trong tình trạng được xác định bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình. Những người có quyền và lợi ích liên quan hoặc cơ quan tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu giám định tâm thần với các cá nhân này.
– Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
– Những giao dịch dân sự được thiết lập liên quan đến người mới năng lực hành vi hành vi dân sự thì phải có sự thông qua của người đại diện theo pháp luật.
Quy định nêu trên, tài xế bị mắc bệnh tâm thần được coi là người mất năng lực hành vi dân sự. Và Tòa án là cơ quan ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
2. Tài xế mắc bệnh tâm thần gây tai nạn thì xử lý thế nào?
Trước tiên, nếu tiếp nhận thông tin về vụ việc tai nạn giao thông thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành làm việc trực tiếp với người tài xế lái xe và làm rõ khả năng nhận thức điều khiển hành vi của tài xế này. Nếu nhận thấy có những biểu hiện hoặc căn cứ người tài xế có dấu hiệu tâm thần không tỉnh táo, minh mẫn bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định tâm thần để xác định khả năng nhận thức được hiện hành vi tại thời điểm gây tai nạn giao thông của người này. Kết quả giám định tâm thần sẽ là căn cứ quan trọng để đưa ra phương án xử lý khác nhau, cụ thể:
2.1. Trường hợp người mắc bệnh tâm thần phạm tội:
– Người tâm thần khi có hành vi vi phạm pháp luật mà hành vi này gây tổn hại nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác được đánh giá là một hiện tượng hết sức nguy hiểm cho xã hội. Đặc biệt theo quy định pháp luật hiện hành thì người thực hiện hành vi trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đang mắc bệnh tâm thần và một số bệnh khác là mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự;
Đối với trường hợp người này đã từng có hồ sơ bệnh án tâm thần thì cũng phải làm rõ hồ sơ bệnh án đó hoặc giấy chứng nhận tâm thần được cung cấp phải được xem xét thật kỹ về vấn đề thật, giả; Đồng thời những mốc thời gian điều trị và hiệu quả điều trị cũng được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án.
Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 49
Như vậy, để xử lý trách nhiệm hình sự đối với cá nhân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cơ quan tố tụng phải thực hiện việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của người đó trước. Trong trường hợp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người này không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, điều này không đồng nhất với việc người bị tâm thần sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự ( thông qua người đại diện của người này) phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự cho gia đình người bị nạn;
Để có thể đưa ra quyết định này thì cơ quan tố tụng phải tiến hành các thủ tục giám định tâm thần đối với người thực hiện hành vi gây tai nạn. Căn cứ vào kết luận giám định cơ quan tố tụng sẽ áp dụng hình phạt hoặc biện pháp khác đối với người thực hiện hành vi này.
2.2. Giám định mà người tài xế bị hạn chế năng lực hành vi:
Theo ghi nhận của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội họ vẫn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thông qua việc kết luận của hội đồng giám định y khoa cho thấy rằng người này chỉ bị hạn chế năng lực hành vi..
Như đã biết, hành vi của những người mắc bệnh tâm thần thường diễn ra bộc phát nhất thời không kiểm soát được hành vi của mình nên đây là một mối tình bạn gây ra nguy hiểm cao độ cho xã hội. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa có quy định bắt buộc về việc đưa người bị mắc bệnh tâm thần đi chữa bệnh, người này vẫn sinh sống tự do không có người quản lý, ngoại trừ gia đình nếu trong trường hợp gia đình không phát hiện hoặc ngăn chặn kịp thời người tâm thần phát bệnh sẽ có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Để khắc phục được tình trạng này những gia đình có người bị bệnh tâm thần cần chủ động đưa người đi khám bệnh chữa bệnh để đảm bảo sự an toàn cho chính cá nhân người mắc bệnh và những người xung quanh.
2.3. Xử lý đối với người giao xe cho người không đủ khả năng lưu thông:
Người mắc bệnh tâm thần tham gia trực tiếp lái xe thì trách nhiệm của người giao xe đối với tình huống này cũng không thể tránh khỏi.
Cơ quan chức năng cũng sẽ tiến hành làm rõ cá nhân, tổ chức thự hiện giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông sử dụng trên thực tế. Tùy thuộc vào tính chất mức độ nguy hại mà hành vi của người mắc bệnh tâm thần gây nên mà cá nhân hoặc tổ chức người giao xe có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự liên quan đến tội được quy định tại điều 264 tội giao cho người không đủ điều kiện điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
3. Gia đình người mắc bệnh tâm thần gây ra tai nạn có phải bồi thường cho nạn nhân hay không?
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được ghi nhận tại điều 586 bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hình thành khi người này từ đủ 18 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại. Những cá nhân đạt độ tuổi này phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các cá nhân mà bị xâm phạm quyền lợi;
– Những người chưa đủ 15 tuổi mà gây thiệt hại nhưng còn cha mẹ thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại thay cho con; còn trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì sẽ lấy tài sản riêng đó bồi thường vẫn còn thiếu trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của bộ luật này;
Các cá nhân với độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có hành vi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình; tài sản của cha mẹ sẽ được đem ra bồi thường nếu những cá nhân này không đủ tài sản để hoàn thiện hết phần gây thiệt hại của mình:
– Đối với hành vi gây thiệt hại của người chưa thành niên rồi mới năng lực hành vi dân sự người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người giám hộ chính là cá nhân đứng ra thực hiện và dùng tài sản của người được giám hộ bồi thường; trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản riêng hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của chính mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không có trách nhiệm lấy tài sản của mình để bồi thường với hành vi người được giám hộ gây nên;
Với quy định nêu trên gia đình người thế bị mắc bệnh tâm thần mà người này đã được tòa án ra quyết định là người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân bằng tài sản của người bệnh tâm thần hoặc tài sản của mình tùy từng trường hợp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Bộ Luật Dân sự 2015.