Hiện nay, một trong những thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc các đối tương giả danh công an, quân dân để thực hiện hành vi. Bài viết dưới đây sẽ cảnh báo thủ đoạn giả danh công an, quân nhân để lừa đảo
Mục lục bài viết
- 1 1. Cảnh báo thủ đoạn giả danh công an, quân nhân để lừa đảo:
- 2 2. Giả danh công an, quân nhân để lừa đảo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
- 3 3. Các biện pháp ngăn chặn thủ đoạn giả danh công an, quân nhân để lừa đảo:
- 4 4. Hướng dẫn làm đơn trình báo thủ đoạn giả danh công an, quân nhân để lừa đảo:
1. Cảnh báo thủ đoạn giả danh công an, quân nhân để lừa đảo:
Hiện nay, việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra rất nhiều với nhiều hành vi khác nhau, trong đó có hành vi giả danh công an, quân nhân để lừa đảo. Theo đó, các đối tượng lừa đảo sẽ gọi điện hoặc thông qua các tài khoản mạng xã hội như facebook, zalo,… gọi điện cho người nha của quân nhân giới thiệu là cán bộ Quân đội, đang là chỉ huy, quản lý quân nhân thông báo việc quân nhân đó là con, em của gia đình đã gây thiệt hại tài sản của đơn vị, đang trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời đề nghị gia đình chuyển tiền vào số tài khoản để đền bù thiệt hại thì đơn vị sẽ bỏ qua lỗi vi phạm, nếu không chuyển tiền sẽ bị khởi tố, xử lý theo pháp luật. Đó hoàn toàn là những thông tin không đúng sự thật. Họ khan gian dối với mục đích tạo tâm lý hoang mang, lo sợ nhằm mục đích để cho gia đình quân nhân chuyển toàn vào số tài khoản họ đã cung cấp.
Bên cạnh những thủ đoạn trên, sẽ có thủ đoạn cũng phổ biến hiện nay như sau: các đối tượng lừa đảo liên hệ đến các nhà hàng, các cơ sở dịch vụ nấu ăn, cơ sở bán cây trồng, phân bón với mục đích nói rằng hiện họ muốn mua thêm các quà tặng, hàng hóa có giá trị để làm quà biếu hoặc mua bán những mặt hàng không phổ biến. Để tránh bị nghi ngờ, họ tạo những tài khoản có đăng hình quân nhân.
Sau đó, những đơn vị, cơ sở buôn bán không tìm được nguồn hàng theo yêu cầu, đối tượng lừa đảo sẽ hướng dẫn liên hệ với những cơ sở cung cấp nguồn cung ứng, nhưng thực chất là liên hệ với đối tượng trong nhóm lừa đảo của họ. Những đối tượng lừa đảo mạo danh là các đơn vị cung ứng sẽ yêu cầu các cơ sở buôn bán, cung cấp dịch vụ đặt cọc trước với một số tiền lớn và rồi họ sẽ chặn hết tất cả các thông tin liên lạc, “cao chạy xa bay”. Và như thế, các cơ sở buôn bán, cung cấp dịch vụ sẽ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Giả danh công an, quân nhân để lừa đảo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Hành vi giả danh công an, quân nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi vi phạm theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể mức xử phạt như sau:
* Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hành vi gian dối, giá trị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
– Cá nhân có hành vi gian đối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà dưới 2 triệu đồng, tuy nhiên thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn vi phạm.
+ Trước đó đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội bao gồm tội cướp tài sản (Điều 168); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); tội cướp giật tài sản (Điều 171); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) mà còn vi phạm.
+ Thực hiện hành vi và có gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự hay an toàn xã hội.
+ Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hay gia đình họ.
* Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Thực hiện chiếm đoạt tài sản có tổ chức.
– Tính chất chuyên nghiệp khi thực hiện hành vi.
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
– Tái phạm nguy hiểm.
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản.
* Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản.
* Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, ngoài mức phạt tù như trên thì người thực hiện hành vi phạm tội còn bị phạt tiền mức từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Hay cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3. Các biện pháp ngăn chặn thủ đoạn giả danh công an, quân nhân để lừa đảo:
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân các thông tin sau để phòng tránh việc bị lừa đảo:
– Các cơ quan chính quyền phải cảnh báo người dân, cơ quan, đơn vị khi nhận được cuộc gọi từ người tự xưng quân nhân để trao đổi thông tin, đặt tiệc, mua hàng hóa… cần xác minh kỹ trước khi giao dịch.
– Đối với trường hợp tự xưng “chỉ huy, quản lý” của con, em gia đình đang công tác trong quân đội thông báo tình hình có liên quan đến vi phạm pháp luật, kỷ luật, đề nghị chuyển tiền đền bù thiệt hại…, người dân cần cảnh giác, liên hệ đơn vị nơi con em đang công tác để xác minh, chứ không được chuyển tiền ngay theo yêu cầu của họ mà chưa có thông tin gì xác minh.
– Trường hợp có những đối tượng tự xưng là quân nhân liên hệ đến người nhà của quân dân nói rằng mình có khả năng xin việc hay lo cho con học hay sẽ lo được vào biên chế quân đội,… thì người dân cũng cần cẩn trọng tìm hiểu, không được tin ngay mà đưa tiền cho họ theo yêu cầu.
– Khi thấy mình có dấu hiệu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan Quân sự, Công an gần nhất để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.
4. Hướng dẫn làm đơn trình báo thủ đoạn giả danh công an, quân nhân để lừa đảo:
Trường hợp cá nhân bị lừa đảo qua điện thoại, người dân phải làm đơn trình báo đến cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là hướng dẫn cách làm đơn trình báo người dân có thể xem xét:
Mẫu đơn trình báo như mẫu đơn hành chính thông thường, nội dung chủ yếu bao gồm:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: viết in hoa, trình bày giữa dòng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– Tiêu đề đơn: ghi rõ là:
ĐƠN TRÌNH BÁO LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn là: cơ quan công an quận/huyện tại nơi cư trú.
– Trình bày đầy đủ thông tin cá nhân gôm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân; địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại.
– Trình bày đầy đủ thông tin mình biết được của bên đối tượng lừa đảo và nội dung sự việc:
Ví dụ:
Tôi làm đơn này xin trình báo với quý cơ quan về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông H như sau:
Thứ nhất, tài khoản mạng xã hội zalo có tên là Nguyễn Văn A có liên hệ đến gia đình chúng tôi báo rằng con tôi là bạn của đồng chí đó đã có hành vi đánh nhau trong đơn vị và bây giờ cần phải chuyển số tiền là 60 triệu đồng để bồi thường cho nạn nhân, nếu như bồi thường xong đơn vị sẽ không truy cứu trách nhiệm nữa. Đối tượng có gửi thông tin, hình ảnh nói rằng mình là quân nhân công tác tại đơn vị ABC trên địa bàn quận XYZ,… Khi đó, do lo lắng và đối tượng yêu cầu gấp rút nên gia đình đã chuyển tiền vào số tài khoản sau:
Thông tin tài khoản:……
Sau khi tôi chuyển khoản xong thì đối tượng Nguyễn Văn A đã chặn tài khoản zalo và số điện thoại.
Từ sự việc trên, có thể khẳng định anh A đã có hành vi lừa đảo đối với tôi. Và tôi cho rằng hành vi của anh A có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, thì tôi kính mong quý cơ quan có biện pháp ngăn chặn và xử lý hành vi của ông H.
– Trình bày rõ ràng các mong muốn yêu cầu giải quyết của bản thân: Nay tôi viết đơn trình báo này mong cơ quan xem xét những vấn đề sau:……….
– Cuối cùng là lời cam đoan và ký ghi rõ họ tên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.