Chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng được xem là điều kiện bắt buộc cho các công ty và các tổ chức hoạt động xây dựng trong lĩnh vực kiểm định công trình dân dụng, giao thông ... Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về trình tự và thủ tục loại cấp chứng chỉ này?
Mục lục bài viết
1. Trình tự và thủ tục cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng được quy định như thế nào?
1.1. Chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng có bắt buộc không?
Chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng là một trong những loại chứng chỉ được các chủ thể quan tâm trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể và rõ ràng xoay quanh vấn đề thủ tục cấp và điều kiện cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng. Theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu, kiểm định xây dựng là hoạt động nhằm mục đích kiểm tra và thanh tra, từ đó đưa ra những đánh giá và góc nhìn về chất lượng hoặc đưa ra được những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hư hỏng và giảm giá trị, đưa ra về thời hạn sử dụng và các thông số kĩ thuật khác của sản phẩm công trình xây dựng trên thực tế, những nhận xét về chất lượng của bộ phận công trình để thí nghiệm kết hợp với việc phân tích và tính toán, góp phần nâng cao chất lượng công trình, và nâng cao giải pháp ổn định về người và tài sản trong công trình đó. Đây được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng của quá trình thi công công trình xây dựng để đảm bảo chất lượng của công trình trên thực tế. Chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng chính là bản đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước (thông thường sẽ là Bộ xây dựng và Sở xây dựng) cấp cho các công ty và các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện tham gia hoạt động kiểm định công trình xây dựng. Chứng chỉ năng lực kiểm định công trình xây dựng là một trong những điều kiện bắt buộc đối với các công ty và các tổ chức tham gia vào quá trình hoạt động xây dựng trên lãnh thổ của Việt Nam. Nếu như không có chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng thì sẽ không được tham gia hoạt động đấu thầu và tham gia hoạt động nghiệm thu thanh quyết toán công trình xây dựng. Vì vậy chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, pháp luật có ghi nhận rằng tổ chức tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng, trong đó bao gồm cả chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức có năng lực hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng nhất định, trong đó có lĩnh vực kiểm định xây dựng. Hay nói cách khác, trong lĩnh vực kiểm định xây dựng thì chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng là một yêu cầu cần thiết và không thể thiếu.
1.2. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng:
Nhìn chung thì trình tự và thủ tục để xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản như sau:
– Đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, cụ thể trong trường hợp này là Viện quản lý xây dựng ban hành;
– Quyết định thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có quyết định thành lập (bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý);
– Chứng chỉ hành nghề kèm theo các bản kê khai và các văn bằng được đào tạo của cá nhân khi tham gia thực hiện công việc nhất định. Trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về xây dựng của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì tổ chức phải tiến hành hoạt động kê khai mã số chứng chỉ hành nghề tương ứng (bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý);
– Ngoài ra còn có thể bao gồm một số giấy tờ khác khi được yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có nhiều hình thức để nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện hoặc nộp thông qua mạng trực tuyến tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng cho các chủ thể có nhu cầu. Trong thời gian 20 ngày theo quy định của pháp luật được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng cho các chủ thể có nhu cầu khi đắp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ không đầy đủ và không hợp lệ theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng sẽ thông báo bằng văn bản tới các chủ thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ, và hướng dẫn các chủ thể đó hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Các chủ thể nộp hồ sơ sau khi nhận được thông báo chỉnh sửa hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải tuân thủ, nếu như không tuân thủ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể trả lại hồ sơ, từ chối cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng và nêu rõ lý do chính đáng bằng văn bản.
Bước 4: Nhận chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Tổ chức đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng nhận chứng chỉ và nộp lệ phí theo quy định của Bộ tài chính. Hiện nay thì mức thu lệ phí đối với hoạt động cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng được ghi nhận là 1.000.000 đồng.
2. Quy định về điều kiện cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng:
Để được cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng thì các chủ thể cần phải đáp ứng một số yêu cầu và điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, có thể lựa chọn các loại hình thành lập doanh nghiệp khác nhau căn cứ theo quy định tại
– Các chủ thể xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng phải có đăng ký hành nghề phù hợp với lĩnh vực kiểm định xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Để được cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng thì các chủ thể cần phải đáp ứng được một số điều kiện tương ứng với từng hạng mục công trình xây dựng như sau:
Hạng I | – Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp; – Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; – Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên. |
Hạng II | – Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp; – Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng; – Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên. |
Hạng III | – Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp; – Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng. |
3. Trình tự và thủ tục tiến hành kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
Nhìn chung thì quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên thực tế sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Tiến hành hoạt động lựa chọn lĩnh vực kiểm định xây dựng sao cho phù hợp với công trình xây dựng trên thực tế. Có thể là kiểm định chất lượng công trình, xác định nguyên nhân hư hỏng của công trình xây dựng, xác định thời hạn sử dụng của các bộ phận công trình xây dựng, thực hiện hoạt động kiểm định công trình xây dựng nhằm mục đích xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong tương lai, kiểm định chất lượng về vật liệu công trình xây dựng và kết cấu công trình xây dựng … hoặc một số lĩnh vực kiểm định công trình xây dựng khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiến hành hoạt động lựa chọn tổ chức kiểm định công trình xây dựng sao cho đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật. Tổ chức được lựa chọn để tiến hành hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng phải đắp ứng đầy đủ năng lực theo quy định của pháp luật và phù hợp với lĩnh vực kiểm định của công trình đó, quá trình lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng phải được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức kiểm định đó trên trang thông tin điện tử, cả dân chủ chỉ kiểm định phải có năng lực và điều kiện theo quy định của pháp luật và phù hợp với lĩnh vực kiểm định công trình xây dựng. Trong trường hợp kiểm định chất lượng theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm định theo yêu cầu của chủ đầu tư và chủ sở hữu, kiểm định chất lượng công trình xây dựng theo yêu cầu của người quản lý hoặc sử dụng công trình thì cần phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan và chủ quan có yêu cầu. Ngoài ra, tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng phải đắp ứng yêu cầu độc lập về mặt pháp lý và độc lập về mặt tài chính với chủ đầu tư, phải độc lập với các nhà thầu khảo sát công trình xây dựng và các nhà thầu thiết kế thi công công trình xây dựng, các nhà thầu cung ứng vật tư và thiết bị cho công trình xây dựng, quản lý dự án và giám sát thi công công trình xây dựng trên thực tế.
Bước 3: Các tổ chức kiểm định sẽ tiến hành hoạt động lập đề cương kiểm định để trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và chấp thuận. Nhìn chung thì để cương kiểm định sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định; thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định; phòng thí nghiệm và thiết bị được sử dụng để thực hiện kiểm định …
Bước 4: Các đối tượng được xác định là chủ đầu tư và chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình hợp pháp trên thực tế sẽ tiến hành hoạt động tổ chức phê duyệt đề cương và dự án chi phí kiểm định. Tổ chức kiểm định thực hiện đề cương kiểm định đã được phê duyệt bởi chủ thể có thẩm quyền và lập báo cáo kết quả kiểm định để trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, trình lên chủ đầu tư và chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình hợp pháp.
Bước 5: Các đối tượng được xác định là chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu và người quản lý sử dụng công trình hợp pháp, các tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng sẽ tiến hành nghiệm thu báo cáo kết quả kiểm định chất lượng công trình xây dựng và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.