Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có cần thiết không?
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?
  • 05/02/202105/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    05/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng? Phân loại dự án đầu tư xây dựng? Trình tự đầu tư xây dựng? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc hay không? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có cần thiết không? Quy định về điều kiện, thủ tục chứng chỉ năng lực xây dựng?

    Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3

    • 1 1. Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng
    • 2 2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
    • 3 3. Trình tự đầu tư xây dựng
    • 4 4. Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc hay không?

    Xây dựng là một trong những ngành nghề có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, để quản lý được hoạt động xây dựng cũng như các vấn đề phát sinh liên quan pháp luật nước ta đã quy định về các loại chứng chỉ năng lực khi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Vậy quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

    Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

    Luật sư tư vấn pháp luật về chứng chỉ năng lực xây dựng: 1900.6568

    Căn cứ pháp lý:

    • Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
    • Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng;
    • Nghị định 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

    1. Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng

    Chứng chỉ năng lực xây dựng được hiểu là bản đánh giá năng lực viết tắt của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định thì Chứng chỉ năng lực xây dựng sẽ bao gồm các nội dung như sau:

    Thứ nhất, các tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    • Khảo sát xây dựng;

    + Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng loại;

    + Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II cùng loại;

    + Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm C, công trình đến cấp III cùng loại;

    • Lập quy hoạch xây dựng;

    + Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng;

    Xem thêm: Điều kiện và thẩm quyền xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3

    + Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị loại II trở xuống, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn;

    + Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị loại IV trở xuống, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp huyện, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn.

    • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

    + Hạng I: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại các cấp;

    + Hạng II: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp II trở xuống;

    + Hạng III: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp III trở xuống;

    • Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;

    + Hạng I: Được lập và thẩm tra các dự án cùng loại;

    + Hạng II: Được lập và thẩm tra các dự án nhóm B cùng loại trở xuống;

    + Hạng III: Được lập và thẩm tra các dự án nhóm C và Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng cùng loại;

    • Tư vấn quản lý dự án;

    + Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại;

    + Hạng II: Được quản lý các dự án nhóm B cùng loại trở xuống;

    + Hạng III: Được quản lý các dự án nhóm C và các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

    • Thi công xây dựng công trình;

    + Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

    + Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

    + Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

    • Giám sát thi công xây dựng và kiểm định xây dựng;

    + Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

    + Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

    + Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

    • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

    + Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án;

    + Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm B trở xuống;

    + Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

    Thứ hai, điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
    • Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

    –  Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

    Thứ ba, hiệu lực của chứng chỉ năng lực hoạt động

    – Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu. Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

    – Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của mình.

    Thứ ba, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

    • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;
    • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức;
    • Bản kê khai danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt theo mẫu;
    • Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm của tổ chức ít nhất 3 (ba) công việc tiêu biểu trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký;
    • Bản kê khai năng lực tài chính; máy, thiết bị, phần mềm máy tính theo yêu cầu đối với từng lĩnh vực đăng ký;
    • Quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng lĩnh vực đăng ký.

    Thứ tư, thẩm quyền cấp chứng chỉ

    • Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I;
    • Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

    Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với các hạng khác nhau thì cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

    Thứ năm, thời gian và hiệu lực của chứng chỉ năng lực

    • Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 10 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại chứng chỉ năng lực hoặc khi có nhu cầu.
    • Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

    Thứ sáu, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực xây dựng

    • Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng I: được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
    • Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng II: Được giám sát công trình xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.
    • Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

    2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

    • Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.

    – Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

    + Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

    + Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

    • Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.

    3. Trình tự đầu tư xây dựng

    • Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
    • Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
    • Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

    Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định trên.

    Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp tệp tin (file) bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý.

    4. Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc hay không?

    Chứng chỉ năng lực xây dựng chỉ có bắt buộc đối với một số lĩnh vực như sau:

    • Khảo sát xây dựng;
    • Lập quy hoạch xây dựng;
    • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
    • Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;
    • Tư vấn quản lý dự án;
    • Thi công xây dựng công trình;
    • Giám sát thi công xây dựng;
    • Kiểm định xây dựng;
    • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Vì vậy, đối với những lĩnh vực khác thì không quy định bắt buộc phải có. Có thể thấy đây là những lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao vì vậy việc quy định có chứng chỉ năng lực xây dựng là rất cần thiết. Việc có chứng chỉ năng lực xây dựng không chỉ giúp cho các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm mà còn giúp cho cá nhân, tổ chức có cơ hội làm việc trong các lĩnh vực này. Như vậy, theo những nội dung trình bày trên đây thì có thể hiểu cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực xây dựng để đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực xây dựng.

    Trên đây là nội dung tư vấn cua Luật Dương Gia về quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Trường hợp quý khách có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 3.579 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

    chứng chỉ năng lực xây dựng

    Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Điều kiện và thẩm quyền xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3

    Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3? Hồ sơ xin cấp chỉ năng lực hoạt động xây dựng? Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất năm 2021?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Gia đình là gì? Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình

    Gia đình là gì? Các chức năng cơ bản của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

    Quyền đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    Quyền đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

    Nơi cư trú của quân nhân là gì? Quy định về cư trú, hộ khẩu thường trú của quân nhân?

    Nơi cư trú của quân nhân là gì? Quy định về cư trú, hộ khẩu thường trú của quân nhân? Quân nhân có được cùng lúc có hai sổ hộ khẩu không? Hồ sơ đăng ký thường trú cho quân nhân ngoài doanh trại.

    Nơi cư trú của cá nhân là gì? Ý nghĩa và cách xác định nơi cư trú của cá nhân?

    Nơi cư trú của cá nhân là gì? Ý nghĩa và cách xác định nơi cư trú của cá nhân? Nơi cư trú của một số đối tượng đặc biệt. Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú của cá nhân.

    Giám hộ cử là gì? Quy định về cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi?

    Giám hộ cử là gì? Quy định về cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi? Ai là người giám hộ cho người chưa thành niên? Quy định về việc Giám sát việc giám hộ.

    Người giám hộ là gì? Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ?

    Người giám hộ là gì? Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ? Các trường hợp giám hộ: Giám hộ đương nhiên, giám hộ được cử (Giám hộ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, Giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi).

    Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? Quy trình xử phạt vi phạm hành chính?

    Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? Khái niệm quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Decision to sanction administrative violations) là gì? Quy trình xử phạt vi phạm hành chính? Trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

    Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm, vai trò và hiệu lực của điều ước quốc tế?

    Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm, vai trò và hiệu lực của điều ước quốc tế? Các đặc điểm cơ bản của điều ước quốc tế. Vai trò của điều ước quốc tế, hiệu lực của điều ước quốc tế.

    Thẩm phán cao cấp là gì? Điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp?

    Thẩm phán cao cấp là gì? Điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp? Tiêu chuẩn lựa chọn Thẩm phán cao cấp. Thẩm phán cao cấp có thể được miễn nhiệm khi nào?

    Địa điểm kinh doanh là gì? Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh?

    Địa điểm kinh doanh là gì? Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh? Chi nhánh là gì? Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. So sánh giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh. Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?

    Cơ chế là gì? Bàn về một số khái niệm các loại cơ chế?

    Cơ chế là gì? Bàn về một số khái niệm các loại cơ chế? khái niệm về “cơ chế kinh tế”, “cơ chế thị trường”, “cơ chế lập luận”, “cơ chế điều chỉnh pháp luật”, “cơ chế tâm lý” v.v.. Những ảnh hưởng khi không xây dựng cơ chế rõ ràng.

    Đất khu công nghiệp là gì? Quy định về sử dụng đất trong khu công nghiệp?

    Đất khu công nghiệp là gì? Quy định về sử dụng đất trong khu công nghiệp? Thuê đất trong khu công nghiệp có chuyển nhượng được không? Thủ tục thuê đất trong khu công nghiệp.

    Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài

    Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài. Để được liên kết tổ chức đào tạo với các tổ chức đào tạo nước ngoài cần phải có điều kiện gì?

    Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc với cơ sở xảy ra cháy, nổ

    Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc với cơ sở xảy ra cháy, nổ. Chế độ bảo hiểm cháy nổ.

    Quy định của pháp luật về vấn đề minh bạch trong lập dự toán ngân sách nhà nước

    Quy định của pháp luật về vấn đề minh bạch trong lập dự toán ngân sách nhà nước. Thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Quy định về cơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch và đầu tư.

    Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ

    Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Cơ sở thu hoạch phải đăng ký thu hoạch với Cơ quan kiểm soát.

    Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá

    Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá. Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

    Thủ tục gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

    Thủ tục gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản. Khi giấy phép hết hạn cần phải làm những thủ tục gì để gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản?

    Quy định mới về thời hạn của hộ chiếu theo Thông tư 29/2016/TT-BCA

    Quy định mới về thời hạn của hộ chiếu theo Thông tư 29/2016/TT-BCA. Thời hạn cúa hộ chiếu theo quy định hiện hành.

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Điều kiện và thẩm quyền xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3
    05/02/2021
    Điều kiện và thẩm quyền xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3
    Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?
    05/02/2021
    Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng? Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?