Có nhiều phương thức và trình tự thủ tục khác nhau để tiến hành giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai thông qua thủ tục hành chính.
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được hiểu như thế nào?
Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng và mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở các quy định cụ thể của pháp luật bằng thủ tục và trình tự hành chính, nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai. Việc giải quyết đất đai theo thủ tục hành chính được thực hiện một cách đa dạng, có thể bằng hình thức giải quyết tranh chấp đất đai hoặc giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo về đất đai hoặc giải quyết các vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức và cá nhân.
Để đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì nhà nước thực hiện vai trò là người đại diện cho chủ sở hữu. Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong giải quyết tranh chấp đất đai, nó đòi hỏi khi xem xét giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp
2. Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua thủ tục hành chính:
2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính:
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của pháp luật đất đai hiện hành năm 2013, thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có những thay đổi đáng kể so với pháp luật đất đai trước đây. Hiện nay thì Ủy ban nhân dân không bắt buộc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, thẩm quyền đó được quy định cụ thể và rõ ràng trong pháp luật đất đai cụ thể như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì chúng tịch vì ban nhân dân huyện giải quyết tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình và cá nhân cũng như cộng đồng dân cư với nhau. Trong đó thì hộ gia đình sử dụng đất được hiểu là những người có quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, họ đang chung sống với nhau và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất. Cá nhân đã được nhà nước giao đất không cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và có nguồn thu nhập ổn định từ mảnh đất đó, hay cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng một địa bàn nhất định có cùng một phong tục và tập quán cũng như chung dòng họ. Như vậy thì so với quy định trước, pháp luật đất đai hiện nay có cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chủ thể giải quyết tranh chấp khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với các chủ thể sử dụng đất là tổ chức vì tranh chấp của các chủ thể này thường rất phức tạp và khó khăn trong quá trình giải quyết.
Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa tổ chức trong nước bao gồm, cơ quan nhà nước và đơn vị vũ trang nhân dân cũng như tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế và bao gồm nhiều loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, hoặc cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên quan đến chính phủ hoặc cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ, cá nhân người nước ngoài với nhau … Như vậy thì so với quy định trước đây, quy định của pháp luật đất đai hiện hành phù hợp với xu hướng nền kinh tế thị trường và đất nước đang phát triển cũng như quá trình hội nhập. Việc khuyến khích chủ thể có yếu tố nước ngoài đầu tư hay sử dụng tài nguyên đất cũng đồng nghĩa với việc pháp luật phải đi nhanh hơn và kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật đất đai.
2.2. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính:
Theo quy định tại
Thứ nhất, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra. Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì người khởi kiện cần nắm giữ những chứng cứ nhất định nhằm chứng minh cho việc khởi kiện của mình là có cơ sở pháp luật. Ủy ban nhân dân xem xét độ tin cậy của chứng cứ hoặc căn cứ vào thời gian sử dụng của các bên qua từng giai đoạn và xem xét việc sử dụng đó để nhận thấy rằng đương sự nào làm theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước về đất đai để đưa ra được hướng bảo vệ phù hợp và chính đáng.
Thứ hai, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu địa phương. Bên cạnh các chứng cứ mà đương sự có thể đưa ra để chứng minh thì Ủy ban nhân dân có thể căn cứ vào thực tế diện tích các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại một địa phương diễn ra tranh chấp xem có phù hợp và đúng theo quy định của pháp luật hay không.
Thứ ba, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt. Một căn cứ không kém phần quan trọng để giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hành chính đó là việc xem xét phần đất mà các bên tranh chấp sử dụng có đúng với quy hoạch sử dụng đất của nhà nước hay không, nếu không đúng thì cần phải kịp thời đưa ra hướng giải quyết khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính:
Theo quy định tại nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, thì trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như sau:
Bước 1: Các bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Đơn yêu cầu giải quyết được gửi kèm theo biên bản hòa giải không thành khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp cơ sở.
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành giao trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan khác để tiến hành tham mưu và giải quyết vụ việc.
Bước 3: Cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra và xác minh vụ việc theo yêu cầu của các bên có liên quan, tổ chức các cuộc họp cho các bên và các bộ ban ngành có liên quan để tư vấn hướng giải quyết tranh chấp đất đai nếu cảm thấy cần thiết, và hoàn thành hồ sơ trình lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để tiến hành ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, sau đó gửi cho các bên tranh chấp. Cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh có trách nhiệm đưa ra bản dự thảo quyết định giải quyết hoặc quyết định công nhận hòa giải thành để trình lên chủ tịch Ủy ban nhân dân kèm theo bản báo cáo xác minh.
Bước 5: Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành. Trường hợp không tự nguyện chấp hành thì tiến hành cưỡng chế thực hiện đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu hoặc không quá 45 ngày đối với các nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai đối với các vùng đặc biệt khó khăn và không quá 45 ngày ký quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành.
3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính:
Nhìn chung thì chúng ta đều nhận thấy, pháp luật là phương tiện quan trọng để nhà nước quản lý nền kinh tế xã hội nhưng nếu nhà nước chỉ ban hành pháp luật mà không có những biện pháp đảm bảo thi hành thì không thể phát huy được vai trò của mình. Việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai và cũng là biện pháp để pháp luật đất đai phát huy được hết vai trò của mình trong đời sống xã hội. Việc giải quyết tranh chấp đất đai góp phần thúc đẩy sự thực thi cũng như tuân thủ pháp luật đất đai và các quy định pháp luật có liên quan khác. Đóng góp ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Mặt khác thì thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực thi trên thực tế có thể rút ra được những điểm không phù hợp với thực tiễn từ đó định hướng những nghiên cứu sửa đổi và bổ sung sao cho phù hợp. Ngoài ra thì việc giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính còn nhằm giải quyết những bất đồng và mâu thuẫn giữa các bên từ đó cùng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước. Giải quyết tốt tranh chấp đất đai còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đội ngũ của các cơ quan đang công tác trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai thì kỹ năng và trình độ giải quyết chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cũng như các cơ quan có thẩm quyền ngày được nâng cao.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.