Mã số định danh cá nhân bị sai thông tin mang đến khá nhiều bất lợi cho người dân. Vậy mã định danh cá nhân bị sai thông tin phải xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mã định danh cá nhân bị sai thông tin phải xử lý như thế nào?
1.1. Quy định về mã định danh cá nhân:
Trong tiếng Anh thì mã số định danh cá nhân được dịch là “personal identification number”. Mã số định danh cá nhân được hiểu là mã nhận dạng duy nhất của mỗi cá nhân và được sử dụng để truy cập thông tin hoặc tài sản cá nhân thông qua thiết bị điện tử.
Khoản 1 Điều 12 của Luật Căn cước công dân 2014 quy định mã số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được dùng với mục đích để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Mã số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý ở trên toàn quốc và cấp cho từng công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác. Đặc biệt, mã số định danh cá nhân cũng chính là mã số thẻ Căn cước công dân của mỗi công dân Việt Nam.
Mã số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi sinh ra đến khi mất, không lặp lại ở người khác.
Công dân Việt Nam được cấp mã số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh. Trường hợp công dân Việt Nam đã thực hiện đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp mã số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ tiến hành xác lập mã số định danh cá nhân cho công dân theo các thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tại Điều 13 của
– 6 mã số tự nhiên đầu tiên chính là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân Việt Nam, mã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
– 6 mã số tự nhiên cuối cùng chính là khoảng mã số ngẫu nhiên.
1.2. Mã định danh cá nhân bị sai thông tin phải xử lý như thế nào?
Như đã nêu ở mục trên, mã số định danh cá nhân là dãy mã số tự nhiên gồm 12 số và chỉ cần nhìn dãy mã số này có thể biết được người đó được sinh ở tỉnh, thành phố nào, sinh trong thế kỷ bao nhiêu, sinh năm nào, khai sinh ở đâu và giới tính là nam hay nữ. Mã số định danh cá nhân được quy định như sau:
– 3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố nơi công dân Việt Nam đã đăng ký khai sinh. Mỗi tỉnh, thành phố sẽ có mã số khác nhau gồm 3 chữ số (ví dụ như ở TP Hà Nội là 001, TP.HCM là 079,…);
– 1 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân Việt Nam. Với công dân sinh trong thế kỷ 20 thì giới tính nam là số 0 và nữ là số 1; đối với công dân sinh ở thế kỷ 21 thì giới tính nam là 2 và nữ là 3;…
– 2 chữ số tiếp là mã năm sinh (viết tắt 2 số cuối của năm sinh) của công dân Việt Nam;
– 6 số cuối: số ngẫu nhiên.
Điều 16 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân quy định về hủy mã số định danh cá nhân đã cấp, tại Điều này quy định khi phát hiện mã số định danh cá nhân đã cấp mà có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ ra quyết định hủy mã số định danh cá nhân đó và thực hiện cấp lại mã số định danh cá nhân khác cho công dân bị sai thông tin; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh mã số định danh cá nhân và thông tin về công dân ở trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và những hồ sơ, tàng thư liên quan. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải có trách nhiệm thông báo cho công dân bị sai thông tin và cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch về việc hủy, cấp lại mã số định danh cá nhân của công dân đó để làm thủ tục điều chỉnh giấy tờ, dữ liệu hộ tịch có liên quan; thực hiện cấp giấy xác nhận về việc hủy và cấp lại mã số định danh cá nhân theo yêu cầu của công dân bị sai thông tin, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, nếu như mã số định danh cá nhân của công dân bị sai thông tin (tỉnh nơi công dân đăng ký khai sinh; giới tính; năm sinh) thì thủ trưởng của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải ra quyết định hủy mã số định danh cá nhân đó và cấp lại mã số định danh cá nhân khác cho công dân.
2. Quy định về hủy và cấp lại mã số định danh cá nhân khác khi mã định danh cá nhân bị sai thông tin:
Căn cứ Điều 6 của Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân, khi thực hiện hủy và cấp lại mã số định danh cá nhân khác trong trường hợp mã định danh cá nhân bị sai thông tin, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành như sau:
– Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của toàn bộ thông tin cần điều chỉnh và gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại mã số định danh cá nhân cho công dân bị sai thông tin lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an;
– Thủ trưởng của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại mã số định danh cá nhân cho công dân bị sai thông tin;
– Sau khi quyết định hủy, xác lập lại mã số định danh cá nhân cho công dân bị sai thông tin thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an phải cập nhật mã số định danh cá nhân mới cho công dân bị sai thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Mã số định danh cá nhân đã bị hủy phải được lưu vào dữ liệu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sẽ không được sử dụng để cấp cho công dân khác;
– Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú gửi thông báo bằng văn bản cho công dân bị sai thông tin về mã số định danh cá nhân mới được xác lập lại;
– Cơ quan Công an tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng mã số định danh cá nhân mới đã được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo quy định.
3. Những bất lợi khi công dân bị sai thông tin mã định danh cá nhân:
Hiện nay, việc sử dụng mã định danh cá nhân để làm các thủ tục hành chính cũng như là để giải quyết các công việc cá nhân rất quan trọng đối với mỗi công dân. Nếu như công dân bị sai thông tin mã định danh mà chưa được hủy và cấp lại mã mã số định danh cá nhân mới thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn và bất lợi, thậm chí là có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đó.
Chẳng hạn như, anh Nguyễn Văn A có nhu cầu mua đất để làm ăn, tuy nhiên do mã mã số định danh cá nhân của anh bị sai thông tin thế nên việc mua đất chưa thể thực hiện theo đúng thời gian pháp luật quy định, dẫn đến việc làm ăn của anh cũng bị ngưng trệ theo.
Theo báo Pháp luật đưa tin, anh Nhật Huy hiện đang cư trú ở quận Bình Thạnh, TP. HCM chia sẻ rằng ngày 8-11-2021, anh có đến Công an phường 26, quận Bình Thạnh làm thủ tục cấp CCCD gắn chip. Tận đến tháng 6-2022, anh được cảnh sát khu vực mời đến nhận CCCD. Tuy nhiên, khi về nhà anh xem kỹ lại thì anh phát hiện thông tin trên CCCD của mình bị sai giới tính (nam đổi thành nữ), địa chỉ thường trú cũng bị sai. Sau đó, anh đến công an phường để xin điều chỉnh lại thông tin. Tại đây, công an phường đã tiến hành thu hồi CCCD và cấp cho anh giấy xác nhận nhân thân để anh tiện thực hiện các giao dịch bởi CMND cũ của anh cũng đã hết hạn sử dụng. Từ khi CCCD bị thu hồi, anh không có giấy tờ nào để đi giao dịch ngân hàng. Hơn sáu tháng kể từ khi anh bị thi hồi CCCD, anh đi xin việc rất khó khăn, đi đến công ty nào họ cũng yêu cầu anh phải có CMND hoặc CCCD. Mặc dù anh đã đưa giấy xác nhận nhân thân nhưng họ không đồng ý, vì trong giấy ghi chỉ để sử dụng đi máy bay. Khi anh đến công an phường để hỏi thăm khi nào được cấp lại CCCD, anh chỉ nhận được câu trả lời là “chờ”. Giờ anh như người vô danh, không có giấy tờ tùy thân trong người. Anh rất mong cơ quan công an sớm cấp lại CCCD để anh xin việc làm, ổn định cuộc sống.
Chính vì thế, khi thực hiện thủ tục cấp căn cước công dân, người dân nên kiểm tra kỹ các thông tin của mình trong thẻ căn cước công dân, tránh trường hợp có sai sót và kịp thời báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Căn cước công dân 2014;
– Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;
– Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân.